Văn hóa Đông Sơn (Văn Hóa Việt)

Văn hoá Đông Sơn được đặt tên theo di tích khảo cổ Đông Sơn tìm được năm 1924 ở xã Đông Sơn thuộc vùng sông Mã, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam.
Những cuộc khai quật Đông Sơn đu tiên được tiến hành từ năm 1924 đến năm 1932 dưới sự điều khiển của L. Pajot, một viên chức thuế quan và cũng là ngưi sưu tầm cổ vật ở Thanh Hoá.
Trong bản báo cáo năm 1929 về các chuyến khai quật kể trên, ông V. Goloubew, một học giả Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác cổ, đã mệnh danh đó là: "Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" để ám chỉ nền văn hoá khảo cổ mới được khám phá này. Thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” được nhà khảo cổ học người Áo R. Heine - Geldern đề xuất lần đầu tiên năm 1934. 

Đèn đng Đông Sơn

Công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam từ năm 1954 đến nay đã xác định được rõ ràng Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, tồn tại khoảng gần một thiên niên kỷ, từ thế kỷ VIII trưc Công Nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Tuy nhiên ở nhiều nơi thuộc khu vực nền văn hoá này còn có thể kéo dài tới thế kỷ II - III sau Công Nguyên. 


Văn hoá Đông Sơn ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trưc văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố của nền văn hoá Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền bắc Việt Nam. Sự ra đời của kỹ thuật đồ sắt của thời kỳ này đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau được hoàn thiện, đồ đồng thau Đông Sơn phát triển rực rỡ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét