Trên chặng đường dài 30.000 cây số qua 64 tỉnh, thành,
kéo dài suốt 162 ngày đêm, hai nhiếp ảnh gia này đã chụp được không ít ảnh
phong phú, đa dạng để "làm vốn riêng" về 54 dân tộc anh em ở Việt
Nam.
Nụ cười xinh nơi cô gái dân tộc Tày,
Yên Bái. Dân tộc Tày (còn gọi lài
Thổ) có số dân khoảng 1.500.000 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số nước
ta, cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang.
Cụ bà người dân tộc
H'Mông tại Mèo Vạc tỉnh
Hà Giang, rất hồn nhiên dù đang gùi nặng cỗng cỏ mang về cho ngựa.
Cài hoa lên mái tóc người yêu. Trong ảnh là đôi bạn trẻ
người H'rê. Dân tộc H'rê (còn gọi là Chăm Rê, Chom
Krẹ, Lùy), hiện có khoảng 95.000 người, sinh sống chủ yếu ở miền tây
tỉnh Quảng Ngãi, và Bình Định.
Cô gái Sán Dìu, ở Vĩnh Phúc. Dân tộc Sán Dìu (hay Sán Déo, Trại, Trại
Đất, Mán quần cộc), thuộc nhóm ngôn ngữ Hoa, dân số hiện nay khoảng 95.000 người,
sinh sống ở miền trung du của một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam.
Những khoảnh khắc rất bất chợt và tự nhiên, giữa không
gian của những cánh đồng xa xăm, hay bềnh bồng không gian của núi rừng là hình ảnh
người mẹ cõng con ra đồng nhổ mạ, đôi tình nhân yểu điệu kết hoa lên tóc người
yêu, nụ cười tươi rói của một già làng, hoặc một cụ già còng lưng mang nhánh
cây rừng...
Mời các bạn cùng dõi theo các tác phẩm đẹp về những con
người dân tộc anh em ở Việt Nam…
Chàng trai Mạ...
Nụ cười cô gái Mạ,
ở Đồng Nai. Dân tộc Mạ (hay Châu
Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn) có số dân khoảng 26.000 người, cư trú chủ
yếu ở Lâm Đồng.
Mối tình "bách niên giai lão" của đôi
vợ chồng người Xtiêng, Đồng Nai. Người Xtiêng (còn gọi là người Xa
Điêng), dân số khoảng 66.788 người, cư trú tập trung tại một số huyện thuộc các
tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
Một già làng của dân tộc Châu Ro,
Đồng Nai. Người Châu Ro (hay Chơ
Ro, Đơ-Ro) dân số 15.000 người, cư trú đông ở Đồng Nai, một số ở
các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Bình Thuận.
Hiền hoà một nụ cười Gia Rai...
Đây nữa, cũng cực kỳ dễ thương một nụ cười Gia Rai khác! Người Gia Rai (còn gọi là người
Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai), dân số khoảng
317.557 người, sinh sống tập trung ở tỉnh Gia Lai, một số ở tỉnh Kon
Tum và phía bắc tỉnh Đăk Lăk.
Hạnh phúc với đôi vợ chồng người Co,
Quảng Nam.
Và duyên dáng biết bao, cô gái người Co! Dân tộc Co (hay Cor, Col, Cùa, Trầu)
có dân số 22.600 người, sống tập trung ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam
và huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Một ngày như mọi ngày của cô gái Tà Ôi,
ở Quảng Trị.
Bà mẹ trẻ Tà Ôi cười sung sướng bên hai "cục
cưng". Dân tộc Tà Ôi (còn gọi là Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi hay Pa Hi), có số
dân khoảng 26.000 người, sống tập trung ở các huyện A Lưới - tỉnh
Thừa Thiên Huế, và hai huyện Hướng Hóa, DaKrong thuộc tỉnh Quảng Trị.
Một nụ cười Dao...
Dân tộc Dao (hay "người Đông", "người
Trại", "người Dìu Miền", "người Kim Miền") có dân số
hơn 470.000 người, cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số
tỉnh Trung du, ven biển Bắc bộ Việt Nam.
Nền nã cô gái Dao...
Em bé dân tộc Thái, vì sao lại phụng phịu vậy kìa?
Nụ cười chàng trai trẻ người dân tộc H'Mông, Sơn La...
Bà mẹ trẻ và em bé Dao cùng ra đồng...
Nụ cười thật ấn tượng của cụ bà người Dao ở Hoà Bình.
Bà mẹ trẻ và em bé Mường, ở Thanh Hoá. Người Mường
(còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá), dân số hiện
nay 914.600 người, sống ở khu vực miền núi phía Bắc, tập trung đông nhất ở
tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Theo một số nhà dân tộc
học, có giả thuyết rằng người Mường về mặt sắc tộc chính là người
Kinh cư trú ở miền núi.
Cô gái Thái, Sơn La. Dân tộc Thái
(còn gọi là Tày Khao - Thái trắng, Tày Đăm - Thái đen, Tày Mười, Tày Thanh
- Man Thanh, Hàng Tổng - Tày Mường, Pu Thay, Thổ Đà Bắc), dân số hiện nay
khoảng 1.500.000 người, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cô gái Lự... vẫn duy trì phong tục tắm
suối.
Cô gái Lự hồn nhiên. Dân tộc Lự
(còn gọi là Lữ, Nhuồn, Duồn), dân số hiện nay khoảng 3.700 người, sống
tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Dễ thương ghê, ba chị em H'mông
(còn gọi là người H'mông, người Mông, người Hơ-mông, người Mèo), dân số hơn
800.000 người, thường cư trú ở độ cao 800-1.500m so với mực
nước biển, gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...
Thiếu nữ dân tộc H'mông
Em bé và bà mẹ H'mông, ở Lai Châu.
Cô gái dân tộc Thái trên phố vắng.
Chào các bạn! Chúng mình là người H'mông
Còn em là dân tộc H'Mông, ở Yên Bái ạ!
Cô gái dân
tộc H'Mông, ở Yên Bái
Thiếu nữ Pà Thẻn, tuổi mới đôi mươi! dân số 3.700 ở Bắc Giang, Tuyên Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét