Mâm cỗ cúng gia tiên thường được chính mẹ
chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.
Đám cưới của cặp đôi trẻ Sùng Thị Mai và Hang
Mý De mang đậm nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc H'Mông.
Cũng giống như người miền xuôi, người H'Mông xem trước ngày
lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Thường các đám cưới được chọn tổ chức vào mùa Xuân bởi họ
cho rằng cho rằng đó là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở và tình yêu của con người
cũng không nằm ngoài vòng quay đó.
Ngoài ra, mùa xuân là lúc thời tiết đẹp nhất, tươi sáng nhất,
rất thích hợp để tổ chức đám cưới. Người H'Mông đặc biệt kiêng kỵ cưới hỏi vào
mùa hay có sấm sét.
Tục lệ cưới hỏi của người H'Mông trải qua ba nghi lễ: gạ hỏi, dẫn cưới, và đón dâu. Trước đám cưới, hai bên gia đình mời những người có vai vế trong dòng họ đến bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu tổ chức đến sắm đồ sính lễ.
Trong mâm cỗ cúng không thể thiếu xôi màu và thịt lợn
Chuẩn bị lễ vật để sang nhà gái đón dâu
Trong đám cưới, mọi người mặc những bộ trang phục truyền thống,
thường do chính những người phụ nữ H'Mông thêu và may.
Nhà trai họp mặt chọn ra người làm trưởng họ đại diện để đi
xin dâu. Công việc này được trao cho người có kinh nghiệm, uy tín, và đặc biệt
là phải có tài ca hát để làm ông mối.
Ông mối sẽ dẫn đoàn đón dâu gồm chú rể, phù dâu, phù rể và
những người đại diện của họ nhà trai trong cuộc hành trình. Lễ vật mang sang
nhà gái thường có 2 con gà, 70kg thịt lợn, 70 lít rượu ngô, mèn mén, thuốc lào,
tiền mặt, túi vải, ô đen…
Nhà trai họp mặt chọn ra người làm trưởng họ đại diện để đi xin
dâu. Công việc này được trao cho người có kinh nghiệm, uy tín, và có tài
ca hát để làm ông mối.
Cô dâu Sùng Thị Mai đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do
chính tay mình may.
Trước khi nhà trai sang đón dâu, cô dâu phải ở trong phòng riêng.
Mẹ đẻ căn dặn cô dâu trước khi về nhà chồng.
Đoàn nhà trai đi đón dâu cũng được chọn giờ tốt và ngày đẹp.
Theo tục lệ, nếu đoàn đón dâu đến cửa nhà gái nếu thấy đóng cửa thì ông mối sẽ
phải hát bài “Xin mở cửa”.
Khi đó, nhà gái sẽ mở cửa đón đoàn nhà trai, đại diện họ
nhà gái ra đón tiếp, trao túi vải và chiếc ô cho ông mối (ô để che mưa,nắng
trên đường rước dâu, túi để đựng những vật dụng cần thiết khi về nhà chồng).
Dứt lời bài hát, bàn rượu được bày ra và gia đình hai họ
cùng nhau uống mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Đã tới giờ đẹp, nhà trai chuẩn bị sang nhà gái đón dâu.
Ông mối là người dẫn đầu đoàn nhà trai đi đón dâu.
Theo tục lệ, nếu đoàn đón dâu đến cửa nhà gái nếu thấy đóng cửa
thì ông mối sẽ phải hát bài “Xin mở cửa”.
Nhà trai tiến hành trao lễ vật cho đại diện nhà gái.
Lễ vật mang sang nhà gái thường có gà 2 con, 70kg thịt lợn,
70 lít rượu ngô, mèn mén, thuốc lào, tiền mặt, túi vải, ô đen…
Trước khi nhà trai đón dâu, cô dâu phải ở trong một căn
phòng riêng. Sau khi bước chân ra khỏi cửa cùng nhà trai, cô dâu không được
quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ nữa. Đoàn rước dâu không đi một mạch về nhà chú rể
mà sẽ dừng chân giữa đường, bày đồ ăn để làm lễ mời các vị thần.
Trong khi nhà trai làm thủ tục đón dâu với đại diện nhà gái, thì
cô dâu đứng chờ sẵn trước cửa.
Theo phong tục của người Mông, trên đường về nhà chồng, cô dâu tuyệt
đối không quay sang hai bên hoặc ngoái lại phía sau.
Trên đường về nhà trai, đoàn chọn khoảng đất bằng phẳng bày xôi,
thịt để cúng, cầu mong các vị thần phù hộ cho cặp vợ chồng trẻ.
Trong những sản vật dâng cúng không thể thiếu mèn mén - món ăn đặc
sản của người Mông làm từ ngô.
Các thành viên trong đoàn cùng thụ lộc. Lúc này cũng là dip
để các đôi trai gái hai họ làm quen với nhau.
Bố của chú rể sẽ là người đón cặp vợ chồng tại cửa. Trên
tay ông cầm sẵn một con gà trống, đưa sáng trái và phải ba cái. Theo phong tục
của người Mông, hành động này nhằm xua đuổi tà ma, cầu cho cặp vợ chồng có cuộc
sống may mắn và hạnh phúc.
Cô dâu mới cúi mặt thẹn thùng.
Cô dâu chú rể hạnh phúc sánh vai nhau trong ngày cưới.
Bố của chú rể đứng ở cửa nhà đón nàng dâu mới.
Khi nhà trai làm lễ cảm ơn ông bà tổ tiên và cảm ơn ông mối,
cô dâu được ra trình diện và dùng cơm cùng gia đình. Một nghi lễ không thể thiếu
được là người thân, bạn bè sẽ cùng ăn uống, nhảy múa chúc phúc cho cặp đôi trẻ.
Đây cũng là dịp để các cặp trai gái gặp gỡ, làm quen với
nhau. Không ít cặp đôi người H'Mông đã nên duyên từ ngày vui của bạn bè, người
thân như thế này.
Cô dâu được trình diện và dùng cơm cùng gia đình.
Bạn bè cùng người thân hai họ ăn uống và cùng hát, múa chúc
phúc cho cô dâu và chú rể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét