Nghề chàng slaw: Tranh cắt giấy của dân tộc người Nùng Dín (Văn Hóa Đông Bắc)

Cây tiền đã hoàn thiện

Tranh cắt giấy được làm vào thời điểm khi có người qua đời và tổ chức tang lễ, là lễ phúng viếng người quá cố như một món quà vật chất, một công trình nhà cửa, tiền tài, phương tiện do con cháu có trách nhiệm phải làm cho cha mẹ, ông bà khi qua đời.

Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng (Văn Hóa Đông Bắc)


Lễ cúng rừng của người Nùng.

Dân tộc Nùng có mặt ở Hà Giang từ rất sớm, tập trung nhiều ở các huyện: Xín Mần, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên. Dân tộc Nùng hiện nay còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, tiêu biểu là tục cúng Thần Rừng.

Nhà "người âm" của dân tộc Nùng (Văn Hóa Đông Bắc)

Người nhà và họ hàng cắm nhanh xung quanh để tỏ lòng thành kính. Làm lễ lần cuối cùng để hỏa táng nhà táng cho cha mẹ.

Bao đời nay, nhà táng hay còn được gọi là nhà "người âm" của đồng bào dân tộc Nùng thuộc xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) là một nét văn hóa độc đáo trong lễ ma chay để đưa người quá cố về với cõi âm.

Dân tộc Nùng (Văn Hóa Đông Bắc)


Tên tự gọi: Nồng.
Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...
Dân số: 968.800 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc...
Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.

Cây mía trong phong tục thờ cúng của dân tộc Tày-Nùng (Văn Hóa Đông Bắc)

Cây mía được dựng hai bên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Mỗi khi Tết đến, bên cạnh mâm ngũ quảng trưng cho âm dương ngũ hành, các gia đình ngưi Tày, Nùng thường tìm và chọn mua lấy hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên, mỗi bên một cây mía lùi, một bên cúng nam giới (cụ ông), bên kia là nữ (cúng cụ bà).

Tục cưới xin dân tộc Cao Lan ở Lạng sơn (Vi Đức Hồi)

Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu.
   
      Cưới xin  là một trong những bản sắc rất riêng của người Cao lan. Lần đầu tiên nhà trai đến nhà gái dạm hỏi, nhà trai cử một người không thuộc dòng tộc nhà trai mà là họ hàng bên ngoại, hoặc người làng xóm, láng giềng đến dạm hỏi cho. Người đi phải là người đàn bà, có chồng con, gia đình êm ấm. Người này đeo theo một con dao quắm, ý nghĩa là tìm người con gái đảm đang và gia đình nhà gái có người đủ tiêu chuẩn như vậy nên nhà trai cử đến dạm hỏi.

Một số bản sắc dân tộc Nùng (Vi Đức Hồi)

Trong nhà người Nùng bàn thờ tổ tiên thường để ở gian bên trái. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm được trang trí những bức hoành phi và câu đối viết bằng chữ Hán trên nền giấy đỏ. Nhiều nơi còn có bức phùng Slăn đề tên dòng họ.

    Người Nùng có những bản sắc riêng mà dân tộc khác không có. Người Nùng không mấy khi thắp hương bàn thờ tổ tiên. Người đã được cấp sắc làm thầy, mồng 1 hôm rằm cũng thắp hương nhưng không cần đặt hoa quả, bánh trái, đơn giản chỉ dâng chén nước là được,

Tục đi săn bắn của dân tộc Nùng ở Lạng sơn (Vi Đức Hồi)

Người Nùng có tính cộng đồng rất cao, tục săn bắn là một trong vô vàn tính cộng đồng của người Nùng. Ngày trước núi rừng phủ khắp các làng, bản người Nùng, thú rừng nhiều đến nỗi thường xuyên phá hoại lúa, ngô, khoai, sắn của dân. Dân cư thưa thớt, súng săn ít nên người Nùng có tục săn tập thể để bắn, hoặc đuổi thú rừng đi nơi khác để dân có mùa màng thu hoạch.

Tục lệ bỏ tang của người Nùng-Tày ở Lạng sơn (Vi Đức Hồi)

Bỏ tang, nghi lễ này chỉ làm sau khi đã chịu tang được ba năm, ngày nay đã cắt giảm, nhưng ít nhất phải sau 1 năm. Bỏ tang hay còn gọi là cởi tang, ý nghĩa của nó là được xóa tội. Tiếng Nùng-Tày gọi là (Thót háo), có hai nghi thức bỏ tang (thót háo), bỏ tang đủ và bỏ tang thiếu.
Trong thời gian chịu tang, người quá cố có bàn thờ riêng đặt dưới đất (chưa được nhập vào bàn thờ chính của tổ tiên), Trong suốt thời gian chịu tang, con cháu hàng ngày đến bữa ăn đem phần lên cho người đã mất để ăn trước sau con cháu mới ăn. Người Nùng-Tày phải kiêng nghiêm ngặt: Đặc biệt trong thời gian 120 ngày đầu, kể từ ngày chịu tang: Con trai phải rải chiếu nằm đất;

Cây đàn tính biểu tượng của Lạng sơn (Vi Đức Hồi)

             - Lạng sơn: Phía bắc giáp cao bằng 55 km; đông giáp Sùng tả (quảng tây- trung quốc) 253km; nam giáp tỉnh Bắc giang (VN) 148km; đông giáp tỉnh Quảng ninh 49km; tây giáp Bắc cạn 73km và tây nam giáp Thái nguyên 60km. Địa hình đồi núi chiếm hơn 80%, phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình so mặt biển 252m,

Đám tang người Nùng Lạng sơn (Vi Đức Hồi)

Khi có người chết, Gia đình cử người đến báo thầy và xin thầy đến để làm ma. Người đi đón thầy mang 3 nén hương, ba tờ giấy vàng (tiền vàng) đưa cho thầy, thầy thắp lên bàn thờ thánh của thầy, đốt tiền vàng báo cho thánh biết có sự kiện (nói địa điểm, làng, xã, huyện, tỉnh người mất) và xin thánh cho đi làm và huy động binh lính của thánh cùng đi. Gồm hai thầy chính và hai người giúp việc đi theo.Khi đi qua làng nào thì báo cáo thổ công làng đó (vào thổ kỳ thắp hương) xin phép cho binh lính đi qua , nếu gặp đình, chùa thì thắp hương báo cáo và xin chi viện quân để cùng đi làm. Đến làng nơi người chết, đến báo cáo thổ công và xin phép thổ công được làm.

Sinh nhật người Nùng-Tày (Hét khoăn) (Vi Đức Hồi)

Người Nùng-Tày ví người già như cây cằn cỗi, cần tổ chức cho con cháu mỗi người góp sức cùng nhau vun xới, bồi đắp cho cây có thêm chất dinh dưỡng để cây xanh tươi hơn, có sức sống hơn. Sinh nhật (hét khoăn) là dịp các con cháu tỏ lòng biết ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng, dựng vợ, gả chồng...

Quyét nhà, còn gọi là Trấn trạch (tiếng Nùng tày gọi: An lờn, khảu ben) (Vi Đức Hồi)

Lợn nhồi thập cẩm
Thủ tục này thường làm vào cuối năm (chuẩn bị sang năm mới), làm trong 1 buổi (sáng hoặc chiều), chỉ có 1 thầy. Phạm vi điều chỉnh chỉ trong vòng 1 năm. Thường những nhà ăn nên, làm ra, hoặc có hoạn nạn nhỏ, hoặc có việc xảy ra làm động đến nhà cửa  thì làm, thí dụ nhà có người chết, khi làm ma xong thì An lờn (trấn trạch), cho yên cửa nhà.

Cải slăn nền (giải hạn) (Vi Đức Hồi)

Cải slăn nền (giải hạn), Người Nùng có hai nghi lễ :slăn nền cải (tức gải hạn lớn), lèo hét đo (tức phải làm đủ); slăn nền slểu (giải hạn nhỏ), hét slểu (làm thiếu).
Giải hạn lớn: Làm đêm hôm trước đến trưa hôm sau, đồ cúng phải có 1 con dê tế Ngọc hoàng và 3 con gà (không cần lợn). Một thầy và 2 người giúp việc đánh thanh la, trống, chiêng, cùng đến làm từ tối hôm trước đến trưa hôm sau.

An chỏ (Khao tổ), còn gọi là An làng (Vi Đức Hồi)


Làm 1 đêm và sáng hôm sau đến trưa kết thúc. Nghi lễ này chỉ là khao tổ tiên. chỉ có 1 thầy và 2 người giúp việc (đánh thanh la, chiêng, trống). Thầy cùng người giúp việc đến từ lúc chiều tối, lập bàn thánh và viết văn bản mời 9 đời tổ tiên đến dự, sau đó mở thanh la, chiêng, trống đọc văn bản đã viết rồi đốt gửi đi mời tổ tiên. sau đó nghỉ đến 1giờ sáng bắt đầu làm cho đến trưa. khoảng 1 giờ sáng, một ngày mới đến và vào đầu ngày mát mẻ, trong lành, tổ tiên đến. Nghi lễ đón tổ tiên thắp 9 ngọn nến, 9 bát gạo, cùng hương hoa,hoa quả, bánh dầy nghênh đón tiếp 9 đời tổ tiên.

Cầu yên (tiếng Nùng là Pún dền) (Vi Đức Hồi).

Nghi lễ này chỉ mang tính cầu yên, cầu ngọc hoàng cùng thần thổ địa, vua thủy tề và ông bà tổ tiên phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đồ lễ cúng gồm 1 con lợn, 1 con dê, 3 con gà. Lễ này chỉ có 1 thầy và có 2 người đi theo phụ tá (đánh chiêng, trống, thanh la), thầy đến tối hôm trước viết các văn bản gửi thiên (mời ngọc hoàng) thần đất, và vua thủy tề  cùng  tổ tiên đến dự lễ, tối hôm sau lễ bắt đầù, lúc đó người giup việc đến.

An mò (khao mả) (Vi Đức Hồi)

Tục lệ này do các con cháu ăn nên làm ra, làm lễ khao thần đất, và thổ công nơi ở của ngôi mộ, nhờ có ngôi mộ phát mà con cháu ăn nên, làm ra.
Nghi lễ này gồm một thầy và 2 phụ tá đánh phèng, thanh la, hoặc trống trong khi làm lễ. Thời gian làm từ đêm hôm trước đến trưa hôm sau, bắc rạp làm tại nơi của ngôi mộ.

Lễ Cầu an dân tộc Sán Chay (Văn Hóa Đông Bắc)

Cầu an là một trong những nghi lễ quan trọng của người Sán Chay (Yên Bái). Đó là hình thức sinh hoạt tâm linh, gửi gắm những ước mong để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, mọi nhà ấm no hạnh phúc…

Tết của các dân tộc tại Điện Biên (Hoàng Lâm)

Tết Hoa của người dân tộc Cống
Nghi lễ lớn nhất trong năm của người Cống ở Điện Biên là tết Hoa, giống như tết Nguyên đán của dân tộc Kinh. Tết Hoa thường được tổ chức khi vụ mùa đã xong và diễn ra vào tháng 10, 11 âm lịch. Đối với người Cống, đây là nghi lễ cổ truyền mừng thành quả một năm lao động sản xuất và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, thần linh đã phù hộ, đồng thời cầu mong năm mới nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm…

Các dân tộc thiểu số sinh sống ở Sapa (VHV)

1. Dân tộc H'mong (H'mong den)
Dân tộc H'mông sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Dân tộc H'Mông đầu tiên đến Sapa từ khoảng 300 năm trước.

Phong tục ma chay kỳ lạ của đồng bào miền núi (Cao Tuân)

 Sau 12 ngày, thi thể người chết mới được chôn cất, tắm rửa bằng lửa cho người chết... là những phong tục của người miền núi khiến nhiều người rùng mình...
Người dân tộc phía Tây tỉnh Phú Thọ có tục chèo đò chở linh hồn người đã khuất về miền cực lạc. Một người trong đội nhạc hiếu cải trang thành người lái đò và bắt đầu thực hiện nghi thức, những người thân đưa tiễn người thân trên con đường được trải bằng tiền thật.

Quyến rũ chợ phiên Xín Mần - Hà Giang (Cao Tuân)

 Từ lâu, chợ Xín Mần đã trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong sắc màu văn hóa người dân vùng biên Hà Giang.
Chợ phiên Xín Mần (Hà Giang) họp chủ nhật hàng tuần nên ngay từ sáng sớm, người dân tộc Mông đã nhộn nhịp đi chợ. Nơi họp chợ nằm giữa thung lũng, nhìn từ trên núi cao xuống chợ cũng có thể cảm nhận được không khí rộn ràng đầy sắc màu và hương vị

Đi chợ Bắc Hà uống rượu ngô, ăn thắng cố (Cao Tuân)

Từ lâu, khách du lịch đã truyền miệng nhau, đã lên Bắc Hà, dù chưa được đến Tà Chải xem múa xòe, cũng nên ra chợ phiên uống rượu ngô với thắng cố.
Nằm cách thành phố Lào Cai 60km về hướng Đông Bắc, Chợ phiên Bắc Hà từ lâu đã được biết đến như là một trong những phiên chợ đặc sắc nhất, với đầy đủ những nét văn hóa và màu sắc cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông vùng Tây Bắc

Trang phục của thiếu nữ dân tộc (Cao Tuân)

                                        
 Nét đẹp trang phục truyền thống của thiếu nữ dân tộc Ve
Trang phục của người phụ nữ dân tộc có những vẻ đẹp độc đáo, những nét riêng mà chỉ thoáng nhìn cũng không thể nhầm lẫn với dân tộc khác.

Tây Bắc mênh mang (Huỳnh Tâm)

Tây Bắc có những mùa hoa đẹp mê man.

Tây Bắc, có 32 dân tộc thiểu số sinh sống với những bản sắc văn hóa đa dạng và lịch sử hào hùng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đã đi vào thơ ca và là nguồn cảm hứng cho những áng văn chương, đã trở nên nổi tiếng đi sâu vào lòng người đọc. Chính sự hoang sơ, bí ẩn đã trở thành nét quyến rũ, sức hút thiêng liêng của Tây Bắc.

Khâu Vai, một chợ tình đang chết... (Đoan Trang)

Bên bàn rượu. (Ảnh: Lovea7cva)

"… Mọi thứ đang biến đổi. Sự xuất hiện của những con đường lát gạch và những ngôi trường mới chẳng hạn, đã khiến thanh niên dễ gặp nhau ở bên ngoài chợ hơn, cũng như ngoài cái thời gian họp rất hạn chế của nó..." - Nhà báo Catherine McKinley viết trên tờ Wall Street Journal ngày 11/7, về chợ tình Khâu Vai nổi tiếng của người dân tộc thiểu số ở Hà Giang, Việt Nam.

Sự tích chợ Khau Vai (VHV)

Phiên chợ Khau Vai

Truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba là một người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, chàng khôi ngô tuấn tú, lại hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà chàng rất nghèo. Cô Út xinh đẹp là con gái của một tộc trưởng người Giáy. Chàng và nàng yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc, không cùng con ma và không cùng phong tục tập quán vì vậy con trai người dân tộc Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Dân tộc và văn hóa thiểu số (VHV)

 Vùng đất Sapa xinh đẹp giữa thiên nhiên và con người, nơi đây không khỏi cảm xúc với đủ mọi váy rực rỡ của các dân tộc, sự khác biệt về trang phục như H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó, lối sống, tập tục, phương thức canh tác… cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và nhiều bí ẩn cần khám phá.

Vài nét về văn hóa người H'mông ở Việt Nam (Nguyễn Đăng Văn)

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Với số dân hơn 80 vạn người- đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc và cư trú ở vùng núi cao phía Bắc và phía Tây, người H'mông có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc và có truyền thống từ lâu đời. 

Say lòng Tây Bắc mùa hoa ban nở (Thanh Hà)

Ban đẹp như người con gái tuổi đôi mươi

Ban nở trắng trời, trắng đất. Ban không nằm trong sân nhà, không che ngang mái hiên, không gần gũi, dung dị như đào, như mận mà thênh thang giữa đất trời. Từng chùm ban trắng bao phủ cả thung sâu, rồi lại leo vút lên cao bồng bềnh như mây vắt ngang đỉnh núi…

Tục bắt vợ và cưới hỏi của dân tộc H'Mông (Giàng Sao)

Việt Nam là nơi hội tụ của 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, những nét văn hóa riêng. Dân tộc H'Mông cũng vậy, họ có rất nhiều phong tục tập quán, nhiều nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Tập tục bắt vợ và cưới hỏi độc đáo là một trong những nét văn hóa mà người H'Mông đã gìn giữ từ rất lâu đời do cha ông để lại như một món quà tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của họ.

Độc đáo lễ cưới của cặp đôi trẻ người H'Mông (VHV)

Mâm cỗ cúng gia tiên thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.

Đám cưới của cặp đôi trẻ Sùng Thị Mai và Hang Mý De mang đậm nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc H'Mông.
Cũng giống như người miền xuôi, người H'Mông xem trước ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. 

Trò chơi ném pao đặc biệt của dân tộc H'Mông ở Tây Bắc (VHV)

Trò chơi ném pao đối với người dân tộc H'Mông ai cũng biết, rất đơn giản chỉ ném quả pao từ khoảng cách 5-7 mét từ tay người này sang tay người kia.
Dân tộc H'Mông ở Tây Bắc có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đánh tu lu, đẩy gậy, leo cây, đánh cầu lông gà...

Trang phục truyền thống phụ nữ H'Mông (Văn Hóa Việt)

Một bộ trang phục cổ truền  của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H'mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm.

Tìm hiểu nét tâm linh trong kiến trúc nhà của người H'Mông (Văn Hoá Việt)

Một ngôi nhà tường trình của người Mông
Kiến trúc nhà của các dân tộc thường phản ánh đặc trưng về địa hình cư trú và tập quán sinh sống của họ. Những ngôi nhà trình tường của người dân tộc H'Mông cũng thế, dù to hay nhỏ cũng đều là một khuôn mẫu nhà, ẩn chứa trong đó những đặc trưng về tâm linh.

Bộ sưu tập ảnh các dân tộc Việt Nam (Hoàng Chí Hùng và Bùi Ngọc Tuấn)

Trên chặng đường dài 30.000 cây số qua 64 tỉnh, thành, kéo dài suốt 162 ngày đêm, hai nhiếp ảnh gia này đã chụp được không ít ảnh phong phú, đa dạng để "làm vốn riêng" về 54 dân tộc anh em ở Việt Nam.
Nụ cười xinh nơi cô gái dân tộc Tày, Yên Bái. Dân tộc Tày (còn gọi lài Thổ) có số dân khoảng 1.500.000 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số nước ta, cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang.

Tết cổ truyền của dân tộc H'Mông (Văn Hóa Việt)

Nếu đến Vân Hồ, Lóng Luông, Tân Xuân... những ngày này, có thể cảm nhận không khí vui mừng chào đón năm mới đã lan tỏa trên khắp các bản làng người H'Mông.
Ghé thăm bất kỳ một bản người H'Mông nào, âm thanh phổ biến, quen thuộc mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận là tiếng chày giã bánh dày vang lên khắp nơi xen lẫn tiếng vui đùa, reo hò của trẻ em khi chơi các trò chơi truyền thống như tu lu (đánh cù), ném pao…

"Khâu xìa plềnh" trong dân tộc H'Mông miền Tây Bắc (Huỳnh Tâm)

Một lễ hội đặc trưng nhất của dân tộc H'Mông.

Vào năn 1978. Tôi may mắn có dịp tham dự lễ hội "Gầu tào", được uống rượu ngô, ngắm toàn cảnh lễ hội của dân tộc H'Mông, đặc biệt trực tiếp nghe những thanh niên, thiếu nữ hát bản tình ca "Khâu xìa plềnh" thì mới thấy trong lòng mọi người thể hiện tình yêu trong sáng của đôi lứa… toát ra những lắng đọng tinh hoa của miền Tây Bắc, làm cho tôi gần gũi chan hoà với tình người, thổi vào sức sống cái yêu con người rất đời thường.

Một dân tộc H'Mông thăng trầm (Văn Hóa Việt)

Miêu (tiếng Trung: ; bính âm: Miáo) là một nhóm dân tộc được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Người Miêu bao gồm các phân nhóm: H'Mông, Hmu, Hmao và Ghao Xong. Người Miêu bên ngoài Trung Quốc chủ yếu thuộc phân nhóm H'Mông và được gọi là người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào); tiếng Thái: แม้วMaew hay ม้ง Mông). Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Quốc và cũng là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể tại Việt Nam.

Người H'Mông rộn ràng đón Tết (Quốc Tuấn)

Trong những ngày này, cái lạnh giá bắt đầu len lỏi khắp bản làng hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, thì cũng là dịp trăm hoa đua nở, nhà nhà chuẩn bị đón Tết cổ truyền của đồng bào người HMông trên đất Hòa Bình. Người HMông đón Tết trước Tết Nguyên đán của người Kinh một tháng (1/12 âm lịch).

Người dân tộc H'mông tại Việt Nam (Nguyễn Võ Hinh)

Trò chơi pa-lu-gu (nhảy giây) của trai gái H'mông

Người dân tộc H'mông hay Hmông, HMông, H'Mông tại Việt Nam còn có các tên gọi khác là người Mẹo, người Mèo, người Miếu Hạ, người Mán Trắng. Tên thường tự gọi là H'mông, Na Miẻo. Dân tộc H'mông gồm các nhóm dân địa phương như Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán), Mông Xanh. Dân tộc này thuộc nhóm ngôn ngữ H'mông-Dao.

Văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của dân tộc H'mông (Văn Hóa Việt)

Văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của nhà dân tộc H'mông

Người H'Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H'Mông.

Nét văn hóa của dân tộc H'Mông ở tỉnh Điện Biên (Đỗ Quang Khải)

Khi hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, hoa mận nở trắng rừng cũng là lúc người H'Mông bắt đầu đón tết. Tết thường kéo dài trong nhiều ngày bắt đầu từ cuối tháng một, đầu tháng chạp âm lịch. Với nhiều sinh hoạt cộng đồng, mang đậm nét văn hóa dân tộc H'Mông. Nhân dịp Tết đến xuân về, xin giới thiệu một số nét văn hoá tiêu biểu của đồng bào dân tộc H'Mông ở tỉnh Điện Biên.

Ném pao trò chơi dân gian truyền thống dân tộc H'Mông (Văn Hóa Việt Bắc)

Đây là trò chơi có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay. Đối với đồng bào H'Mông, quả pao như không có tuổi, gắn bó với họ suốt cuộc đời và nó còn như một linh vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa.

Du xuân ở Phìn Hồ (Văn Hóa Việt)

Người H'Mông du xuân tại Phìn Hồ.

Xuân đến, tiết trời ấm áp báo hiệu một mùa lễ hội của đồng bào vùng Tây Bắc đã đến. Và dưới ánh nắng ban mai, người Xạ Phang, người H’Mông ở Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ, Điện Biên) cũng đã tươm tất, khăn gói, mang theo các trò chơi dân gian tìm về phiên hội xuân.

Những nét văn hóa độc đáo của dân tộc H'Mông (Văn Hóa Việt)

Người dân HMông thổi khèn đón Tết.

Đồng bào dân tộc H'Mông ở Sơn La đón Tết khi tiết trời vùng cao còn chìm trong sương mù, lạnh giá, buốt da, thấu thịt, sớm hơn Tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người H'Mông.

Lễ hội "Nào Cống" ở Tả Van (Văn Hóa Việt)

Lễ hội "Nào Cống" được tổ chức vào ngày Thìn, tháng 6 Âm lịch hàng năm tại miếu thờ ở bản Tả Van. Mỗi gia đình người Mông, người Dao và người Giáy sẽ cử đại diện tham dự nghi lễ cầu mong thần phù hộ cho bản làng được yên ổn, mùa màng bội thu. Cũng Trong lễ hội, người đứng đầu sẽ công bố bản quy ước chung và tổ chức ăn uống vui vẻ.

Lễ hội Gầu Tào (M.A.L - L.S.C)

Con quay làm bằng gỗ cứng: đinh, lim, chò chỉ và có 2 loại quay, ở các làng H'mông phía Tây sông Hồng (Bát Xát, Sa Pa) các bạn trẻ thường dùng con quay đẽo tròn, phần trên gọt tròn, nhắm và có núm, phần dưới hơi nhọn, ngay đỉnh nhọn có đóng một chiếc đinh. Chiếc quay nặng từ 0,2 đến 0,5 kg. ở miền Đông sông Hồng, lại dùng quay to, nặng hơn, tùy sức lực và ý thích từng người. Ai có những con quay từ nửa cân (0,5kg) trở lên đều được mọi người trầm trồ thán phục, coi như loại siêu nặng. Con quay ở miền Đông phần trên phẳng, phần dưới hơi nhọn, dáng thô, nặng hơn quay miền Tây. Dây đánh quay thường được tết bằng sợi lanh, dài 1 sải, sải rưỡi tùy theo chiếc quay to hay nhỏ.

Lễ cúng rừng của người H’Mông (Văn Hóa Việt)

Lễ cúng rừng của người H'Mông được tổ chức vào dịp đầu năm.

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc H'Mông còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa rất riêng và độc đáo. Chúng được biểu hiện toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thông qua các lễ hội truyền thống.

Kiến trúc nhà trình tường của người H'Mông (Văn Hóa Việt)

Người H'Mông chiếm phần đông nhất trong số các dân tộc làm ăn sinh sống từ bao đời nay trên vùng cao nguyên cực Bắc. Nói đến văn hóa của các dân tộc trên vùng cao nguyên đá, trước hết phải nói đến văn hóa người H'Mông. Nói đến văn hóa người H'Mông là nói đến kiến trúc ngôi nhà truyền thống, bởi đây là thước đo không chỉ đánh giá sự giàu có, mà còn là căn cứ để xác định đâu là người H'Mông cư trú lâu nhất vùng.