Làng Hạ Thành - thành phố Hà Giang
Dân
tộc Tày ở Hà Giang có khoảng 160.000 chiếm 25% dân số trung bình trong tỉnh, người Tày sinh sống rải rác ở các huyện và thành phố trong tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên, Bắc Mê, thành phố Hà Giang.
Mỗi
dân tộc đều có
nét văn hóa tín ngưỡng riêng của mình để đón
chào một năm mới sang, với người Tày họ quan niệm rằng một năm làm lụng vất vả ngày tết là ngày mọi người
đến chơi thăm hỏi nhau cùng nhau chung vui trong những ngày tết. Gia đình
nào cũng có một con lợn để ăn tết, từ ngày 15 tháng chạp trở đi người ta xem ngày phù hợp với gia đình thì mổ lợn mời
anh em trong gia đình và trong bản đến cùng mổ lợn cùng chung vui một bữa rượu mừng trước ngày tết đến. Đến ngày 30 tết nhà nào cũng gói bánh trưng
người tày không gói bánh vuông như người kinh mà gói bánh dài và phải gù lưng và buộc bằng bốn chiếc lạt. Chiều 30 tết nhà nào cũng quét
rọn ban thờ, tỉa
chân hương và mổ một con gà thiến làm mâm cơm cúng tổ tiên. Ban thờ nào cũng được trang trí
hai bên là hai cây mía buộc lá kết vào nhau bằng từng khoanh giấy đỏ, thêm một cành đào, một đĩa quả, rượu, gần đến giao thừa
bánh chín mang bánh lên thắp hương tổ tiên. Đêm giao thừa mọi người đều
thức để đón thời khắc giao thừa chờ gà gáy người ta quan niệm rằng ai thức trước
gà sẽ thông minh sáng dạ nhanh nhẹn, biết tính toán làm ăn no đủ. Do đó ai cũng
muốn đón những điều tốt lành ngay từ giờ phút đầu của năm mới. Giao thừa nhà
nào cũng mang ống đi lấy nước mới khi đi lấy nước người ta thường mang theo ba
nén hương đến cắm bên cạnh máng nước nói với thần nước để xin nước mới.và khi lấy
nước về phải đun ngay một ấm pha chè đặt lên ban thờ mời tổ tiên uống nước, sau
đó cắt giấy đỏ dán vào cửa nhà, chuồng châu, bò, lợn, gà và gián vào các nông cụ
sản xuất...
Sang mùng một tết mọi người trong gia đình mặc quần áo mới và ăn bữa cơm đầu tiên vào sáng mùng một tết, khi đã ăn sáng xong mọi người đi chơi tết trước hết là con cháu đến nhà ông bà nội, chúc ông bà mạnh khỏe và con cháu tự làm cơm, ăn tết cùng ông bà, sau đó mới đi chơi các nhà hàng xóm trong bản, đi chơi tết cũng là đi mời ông bà, anh em trong họ trong bản đến ăn bữa cơm đầu năm mới . thanh niên nam, nữ tụ tập rủ nhau đi chơi tết tham gia các hoạt động vui chơi mà người dân trong bản tổ chức như đánh yến, ném còn, đánh sảng, bắn nỏ kéo co... sau đó đến chơi các gia đinh và uống rượu hát lượn trong mấy ngày tết. Ngày mùng hai tết là ngày ăn tết đầu năm. Từ lúc gà gáy mọi người đã dậy để mổ gà khi làm thịt gà người ta thường rửa chân và đầu gà mang đến trước bàn thờ hai tay ôm gà ngay ngắn lễ bàn thờ ba lễ khấn tổ tiên rồi cắt tiết. Mâm cỗ phải đủ mười hai món tượng trưng cho mười hai tháng trong năm. Mâm cỗ được sắp xếp theo thứ tự ông bà, cha mẹ, chú bác ngồi mâm gần bàn thờ nhất sau đó mới đến con cháu. Chủ nhà mời mọi người ăn tết con cháu rót rượu vào đĩa quỳ dâng rượu. Trong bữa cơm tết con cháu lần lượt quỳ lậy ông bà, cha mẹ người trên và chúc lại con cháu những lời tốt đẹp động viên con cháu ngày đầu xuân năm mới. Mừng tuổi cho người già trẻ con đến nhà chơi là vài nghìn tiền lẻ hoặc đôi bánh trưng. Con cháu hát mừng tuổi, ca tụng công ơn ông bà cha mẹ người trên. Ông bà cha mẹ cũng hát đối lại để động viên con cháu có hiếu biết kính trọng thương yêu ông bà cha mẹ.
Chiều ngày mùng ba tết nhà nào cũng mổ gà làm mâm cơm tiễn tổ tiên chở về cõi âm, còn gọi là hóa vàng. Ngày mùng bốn tết nhà nhà bắt đầu mang lễ ra ruộng cúng thần linh, thần đất, thần nước. Chủ gia đình cuốc cày đâu năm để lấy ngày, đó là tục lệ khai xuân xuống đồng đặc trưng của người tày vẫn thường được diễn ra vào dịp đầu năm còn gọi là lễ hội Lồng tồng lễ hội được kéo dài đến hết tháng riêng tất cả mọi người trong bản già trẻ gái trai đều hào hứng tham gia.Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày là lễ hội chào đón năm mới với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa đời sống ấm no hạnh phúc, là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Tày. Bên cạnh yếu tố tâm linh, lễ hội còn tạo cho nhân dân một sự an tâm trong cuộc sống, hướng tới tương lai, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang.
Đến rằm tháng riêng nhà lại mổ gà, lại gói bánh trưng ăn tết vào ngày 13, 14. Lễ cúng rừng vào ngày 30 tháng 2, hết ngày cấm của lễ cúng rừng, cúng thần nước thì mới hết tết. Bản sắc văn hóa phong tục tập quán ngày tết của người Tày ở Hà Giang mang đậm nét nhân văn sâu sắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình thân yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tôn thờ tổ tiên, kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương con trẻ, cả vật nuôi hay nông cụ sản xuất cũng được nghỉ ngơi ăn tết.
Trần Ngọc Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét