Nghề Se Lanh dệt vải của người H'Mông ở cao nguyên đá Đồng Văn (Ma Văn Âm)


Chị Sùng Thị Mai, 22 tuổi ở xã Lùng Tám, Quản Bạ cho biết: Để có được một tấm vải lanh, phải trải qua nhiều công đoạn
Người Mông sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vẫn tự hào rằng, họ có nghề truyền thống góp phần làm nên bản sắc độc đáo của vùng Đông Bắc, đó là nghề se lanh dệt vải.


Cây lanh sau khi thu hoạch về được phơi khô rồi tách ra thành sợi nhỏ; sau đó, cuộn chặt lại, cho vào cối giã đánh bong hết bột chì, còn trơ lại sợi dai

Những sợi lanh được đưa vào vòng quay để se thành những con sợi lớn


Sau khi cuộn thành sợi sẽ đến công đoạn lăn cho sợi mềm và bóng. Đây là bước cuối cùng để đưa sợi lanh vào dệt

Những sợi lanh sẽ được luộc bằng nước sáp ong vài lần, rồi chia sợi ra để đưa lên khung dệt. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng


Có lẽ công đoạn làm nên hồn cốt của thổ cẩm người Mông là vẽ sáp ong lên vải lanh.
Tấm vải lanh sau khi được dệt sẽ được vẽ thủ công bằng tay với nguyên liệu chính là sáp ong


Sáp ong được đun nóng rồi vẽ lên vải lanh. Người Mông có kỹ thuật trang trí bằng cách vẽ sáp ong trên vải lanh để lấy họa tiết


Mỗi tấm vải dệt được đều có những nét hoa văn truyền thống, mang đậm màu sắc của những người dân tộc vùng núi cao.


Sự kỳ công qua những nét hoa văn và các công đoạn làm nên tấm vải lanh đã làm tôn thêm giá trị, vẻ đẹp truyền thống của đồng bào vùng cao nơi biên cương Tổ quốc.

Ma Văn Âm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét