Tìm hiểu người dân tộc H'Mông ở Hà Giang, một dân tộc có
nhiều tên gọi khác như Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng bao gồm H'Mông Trắng, Mông Hoa,
Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo với cuộc sống chính của họ là làm nương,
trồng ngô, lúa nước, lúa mạch.
Một nghiệm và khám phá rất
nhiều điều thú vị độc đáo ở cuộc sống, phong tục, tập quán cũng như nét văn hóa
truyền thống đặc sắc của người dân tộc H'Mông.
Vẻ đẹp
con người Mông ở Hà Giang
Ăn: Người Mông những ngày thường sẽ
ăn 2 bữa còn vào những ngày mùa sẽ ăn ba bữa. Một bữa ăn truyền thống của người
Mông bao gồm bột ngô đổ, cơm, rau xào mỡ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng
bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Ngoài ra, Người Mông quen uống rượu
ngô, rượu gạo, và thói quen hút thuốc bằng điếu cày bởi vậy khi tới đây bạn sẽ
được thưởng thức trọn vẹn những đặc
sản hấp dẫn Hà Giang mang
đậm nét đặc trưng của người Mông.
Mặc: Trang phục
của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm và do chính bàn tay khéo léo của
những cô gái, các cô, các dì, các bà tạo nên với nét văn hóa đậm bản sắc văn
hóa riêng, tinh tế và độc đáo.
Phương tiện vận chuyển: Người
Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.
Văn nghệ: Thanh
niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được sử dụng trong đám
ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh
niên trao đổi tâm tình.
Lễ tết: Vào đầu
tháng 12 âm lịch, người Mông đã
bắt đầu bước vào Tết năm mới, họ có ngày Tết sớm hơn Tết nguyên đã một tháng
theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông. Và vào những ngày Tết, dân làng
thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh làng.
Chợ phiên: Chợ
nơi đây là nơi để mọi người giao lưu, trao đổi hàng hóa và trở thành một nét
sinh hoạt hàng ngày đặc trưng của người Mông ở vùng cao biên giới
Ở: Người
Mông phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ
trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà. Và ở vùng
cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao
khoảng gần 2 mét.
Nghề
thủ công là một nghề phát triển của người Mông
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc
trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để
vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm
chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng
vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm
xanh.
Những
phiên chợ độc đáo mang nét văn hóa truyền thống của người Mông
Người Mông Hà Giang ngoài trồng lúa còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngựa
và ngựa thồ là phương tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con
ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình Mông. Bên cạnh đó, họ còn phát
triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất
là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu
của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra
những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ
ghép.
Triệu A Sáy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét