Lên Bản Cát Cát khám phá chốn bình yên của người H'Mông (Hoàng Thị Hải)

Vẻ đẹp bình dị của bản Cát Cát Sapa
Bản Cát Cát luôn là điểm đến được các du khách thăm quan lựa chọn khi đi du lịch Sapa, bởi tại đây họ được khám phá vẻ đẹp bình yên của làng bản cổ xưa đã được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, được tìm hiểu về con người & cuộc sống của người dân H’Mông, mọi thứ sẽ đem lại cho bạn những cảm nhận sâu sắc về Cát Cát. Hãy cùng với Du Lịch Việt Nam chúng ta sẽ bước vào bản Cát Cát để tìm kiếm những điều thú vị ở đây nhé!
1. Vị trí địa lý của bản Cát Cát Sapa
Bn Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Từ trung tâm thị trấn Sapa bạn đi theo con đường hướng về phía núi Fansipan chừng 3km là đến bản Cát Cát.

2. Tìm hiểu đời sống và phong tục tập của bà con dân tộc Mông tại bản Cát Cát
Bản Cát Cát là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông, được hình thành từ thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XX người Pháp đã lựa chọn nơi này làm địa điểm nghỉ dưỡng cho các quan chức cấp cao. Tại Cát Cát có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp nó có nghĩa là CatScat, từ đó bản được gọi với cái Cát Cát (đọc lệch đi của CatScat).

Bản nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía trong thung lũng với ba bề là núi. Có tới gần 80 hộ dân hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, ,một số khác nằm rải rác trên các sườn núi. Đi thêm mấy trăm mét bậc thang nữa là tới trung tâm Cát Cát – đó là nơi hội tụ của 3 dòng suối ngày đêm rì rào bao gồm: suối Vàng, suối Bạc và suối Tiên Sa cùng ngọn thác Cát Cát ầm ầm, tung bọt trắng xóa. Hai chiếc cầu treo là cầu A Lứ và cầu Si nằm ngay cạnh thác hàng ngày thu hút rất đông các du khách gần xa tới đây tham quan và chụp ảnh kỷ niệm.

Các du khách trong và ngoài nước đều cảm thấy thích thú khi tới Bản Cát Cát Sapa

Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi rừng thênh thang, thơ mộng, Cát Cát còn hấp dẫn các khách du lịch bằng nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông thường xây nhà dựa vào sườn núi, các nóc nhà chỉ cách nhau khoảng vài chục mét. Đấy là các căn nhà ba gian có vì kèo 3 bột ngang được kê trên phiến đá vuông hoặc tròn,
mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ. Ngôi nha có 3 lối ra vào, gồm cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở 2 đầu nhà. Cửa chính luôn được họ đóng kín và chỉ mở khi nào nhà có việc lớn như dịp lễ Tết, đám cưới, đám tang. Trong nhà có gian thờ, sàn gác dự trữ lương thực, bếp, nơi ngủ và nơi tiếp khách. Những chiếc cối giã gạo của người dân tộc Mông rất độc đáo và vô cùng sáng tạo, không phải dùng sức người mà chỉ dùng sức nước để tạo ra những hạt gạo trắng tinh, thơm ngon. Xung quanh ngôi là các bụi tre um tùm, xanh mát cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt.

Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát Sapa, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. 

Tục Kéo Vợ tại Bản Cát Cát thu hút rất nhiều sự chú ý của khách du lịch và bà con trong làng

Chưa dừng lại ở đó, người dân nơi đây còn bảo tồn được rất nhiều phong tục, tập quán đặc biệt, trong đó không thể không nhắc tới Tục Kéo Vợ. Tục lệ này diễn ra như sau: Khi người con trai đem long yêu một cô gái, anh ấy sẽ tổ chức làm cỗ rồi mời bạn bè để nhờ kế hoạch “kéo” cô ấy về nhà rồi giữ cô trong vòng 3 ngày. Sau đó, nếu cô gái kia đồng ý làm vợ của anh ta thì 2 người sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Còn nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Lễ cưới của người Mông ở Bản Cát Cát thường diễn ra trong vòng từ 2 đến 7 ngày.

Ghé thăm bản Cát Cát Sapa vào thời điểm đầu năm, bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu mệnh, cầu phúc cho dân bản. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm tại Cát Cát, nó phản ánh đúng hiện thực đời sống văn hóa tâm linh của người dân tộc Mông. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng của nơi đây như: thịt hun khói khăng gai, bánh ngô, thắng cố, đậu xị. nhái nấu măng, tiết canh gà.v.v.

 Hoàng Thị Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét