Hát xoan Phú Thọ" - Âm vang dân tộc Việt (Đặng Ngọc Tân)

Hát Xoan là di sản văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Tổ Hùng Vương.
Ngày 24/11/2013, Hát Xoan Phú Thọ chính thức được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Làn điệu Hát Xoan “Bỏ Bộ - Mó Cá" được các nghệ nhân trẻ thể hiện.
Tục truyền, hát Xoan có nguồn gốc từ lễ hội thời Hùng Vương, các phường hát Xoan cổ đều nằm trên địa bàn trung tâm của nước Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước. 
Đây là loại hình dân ca dân gian được lưu truyền dưới hình thức truyền khẩu. Đến nay, hát Xoan đã phát triển mạnh mẽ và có tiếng vang lớn trong nền âm nhạc nước nhà. 

Hát Xoan được trình diễn với 3 chặng: hát Thờ, hát Quả cách và hát Giao duyên. Ngày nay, hát Giao duyên của Xoan khiến những người nghệ sĩ như được trải qua hành trình từ "đạo" đến "đời", càng về cuối càng hấp dẫn và háo hức...

Trải qua ngàn đời dưới những biến thiên của lịch sử, hát Xoan vẫn hiện diện, tiềm tàng sức sống mãnh liệt và ẩn chứa những giá trị văn hóa đặc sặc, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của người Việt. Với những đặc trưng về tín ngưỡng, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, hát Xoan vừa là sản phẩm, vừa là hiện tượng văn hóa dân gian mang dấu ấn đặc trưng của vùng Đất Tổ. 

 Đặng Ngọc Tân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét