Hội hè, đình đám ngày xưa là những dịp để trai gái tỏ
tình qua lời thơ; tiếng hát dưới hình thức đối đáp, tung hứng đến si mê. Tập
quán ấy diễn ra thật sôi nổi trong các lễ cưới ở những bản Tày tại miền núi Bắc
Bộ... Không có anh con trai Tày nào đến tuổi 16-17 mà lại không biết ca hát với
con gái[1]. Và ngược lại, cũng không có cô
gái Tày nào vào độ tuổi ấy mà không biết đáp lại người con trai bằng lời thơ, tiếng
hát đầy ẩn dụ và chứa chan tình cảm của mình. Tiếng hát đã thu hút mạnh cả những
người quá niên vào cuộc. Và trong bối cành này, một, hai người có tài hùng biện
ở mỗi bên (trai và gái) bỗng nổi lên vị trí trung tâm của trí tuệ, của sáng tạo
nghệ thuật cổ truyền.
Công trình sưu tập những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn
và Cao Bằng, trong đó có hơn 70 bài hát dân gian mà hầu hết đều có bài xướng và
bài đáp. Công trình được giới thiệu đầy đủ nguyên bản chữ Nôm Tày. Một kho tàng
văn học dân gian Tày rất phong phú và đồ sộ.
I - NHỮNG CA KHÚC SƯU TẦM Ở LẠNG SƠN[2]
1 - XIN (TIỀN) Ở CỒNG LÀNG HOẶC CỔNG TỔNG[3]
Mùa hoa đã bắt đầu
Trăm hoa đều nở rộ
Du khách đi đâu đông thế?
Đây là nhà ở của quan, đây là xóm là làng, là tổng chứng
tôi.
Chúng tôi canh gác ở đây, cấm du khách từ xa tới.
Không được đi qua, không được vào, không được ra.
Chúng tôi đứng đây canh gác trong ngoài.
Khách phải có quà tặng đây mới được.
Thế thôi!
LỜI ĐÁP CỦA ÔNG LANG.
Trước hết tôi xin thưa cùng các thân hào, các quý vị
trong làng.
Xin thưa tất cả quan viên cao quý
Trước hết ông Lý trưởng
Rồi đến quan Tri huyện
Xin thưa tất cả có mặt ở đây
Thánh nhân đã dạy câu này:
"Ai đến xứ lạ, có việc mới đến
Giờ đây, tôi sẽ có quà mang cống vua Tần
Tôi mang theo chim én, ngỗng trời đến xứ xa xôi này kết cỏ
Tôi đem đến sợi tơ hồng kết nghĩa Châu - Trần
Gùi nặng trên lưng, tôi đi qua đây
Đoàn người chúng tôi phải đi qua xứ đất cao quý của các vị
Ở đây đã có lệnh canh cổng
Xin quý vị mở cổng để tôi cho đưa quà cưới đi qua
Vả chăng, tôi đã mang mọi của cải bên trong[4]
Tôi, trên đường đi, tôi không chút nào muốn trốn tránh
phong tục
Các vị đã dán phiếu hồng ở cổng[5]
Tôi xin các vị xem xét lại và nhận cho
Những thứ quà biếu này mà tôi đã chuẩn bị cẩn thận
Khi đứng trước bàn thờ, tôi sẽ nộp quý vị những gì cần nộp.
Thế thôi!
2 - DÂNG RƯỢU ĐỂ HỎI ÔNG LANG VÀ BÀ Á[6]
Rót rượu này, tôi xin hỏi ông lang, bà á một câu
Rượu này, chúng tôi vui vẻ kính mời khách nhà bên ấy.
Các vị là khách đàng xa tới
Tôi thách hai vị ông lang bà á, đi vào.
LỜI ĐÁP CỦA ÔNG LANG
Lời nói vừa rồi đầy khó khăn và điều lạ
Rượu này, tôi xin vui vẻ uống cùng với mọi người trong
gia đình bên ấy
Tôi đã đưa đến tận đây gánh lễ cưới sẵn sàng
Ngày hôm nay, ngày lành tháng tốt, tôi xin liều vào.
3 - LỜI CẦU XIN KHI ĐẾN NGÕ, ĐẾN CỔNG
Trước hết, tôi đến để hỏi các vị và nói với các vị điều
này,
Với các vị, những khách lạ từ xa mới tới.
Ở nơi này, các cổng ngõ đều có người canh
Bọn gian kia không thể đẩy cửa mà vào.
Tôi còn phải xem xét đây là việc gì
Để nhận rõ những khách tâm cơ trí
Nếu các vị có quà đến biếu, tôi sẽ mở cửa cho vào. Thế
thôi!
LỜI ĐÁP CỦA ÔNG LANG
Trước hết tôi có lời với người gác cổng của quý gia đình,
Tôi không phải là người đến để trộm cắp càn cướp
Tôi là người làm cái nghề xe duyên Châu - Trần.
Tôi đến để hoàn thành những nghi lễ cưới cheo
Tôi xin trình bày với các anh rõ ràng như vậy.
Hãy mở cửa cho tôi vào! Vào trong nhà rồi,
Tôi sẽ trao các anh món lễ biếu này. Thế thôi!
4 - LỜI YÊU CẨU CỦA MỘT CÔ GÁI KHÔN NGOAN[7]
Trước hết, em xin hỏi các anh và nói với các anh điều
này,
Các anh, những khách lạ vừa đến nơi này,
Miền này lắm núi, nơi này cạnh đèo.
Nơi này lạnh lẽo quạnh hiu.
Các nàng tiên xuất hiện ở đây rồi biến hóa.
Ngày rằm, họ xuống đây dạo chơi,
Họ đến các lễ hội và vui thú giữa đất trời,
Họ quy định ngày lành tháng tốt
Họ khiến mặt trời rực rỡ và ánh trăng lung linh.
Họ diễu thành đoàn trên đường đi
Để tiếp đón và cầm chân khách lạ
Những ai rơi vào tay họ
Thì phải cược lại cho họ khăn xếp trên đầu mình. Thế
thôi!
LỜI ĐÁP
Ô! Tôi xuất hành vào giờ tốt
Vào ngày này đầy thiên đức và hạnh phúc.
Tôi gặp các tiên nữ biệt hạng xuống trần dạo chơi,
Họ nghỉ lại trên đèo
Họ chơi đùa vui vẻ!
Chiếc võng điều treo ngang đèo.
Cái võng làm bằng tơ bằng nhiễu.
Người ta có thể đi qua chỗ nào được?
Ước gì các tiên nữ có thiện cảm với tôi!
Mong họ xếp chiếc võng lại trong vườn đầy hoa
Để cho tôi được tiếp tục hành trình!
Hoặc giả cô muốn thử thách tôi!
Tôi sẽ trình bày với cô rõ ràng
Trên người tôi, chẳng có vật gì hết
Không có kiếm, cũng không có dao
Lấy gì để chúng ta có thể giao hẹn nhau? Thế thôi!
Lời nói đầu của người địa phương thường chào người đi
qua làng:
- Trước hết thưa cùng quý vị, và những việc quan khách
phương xa, đi đâu mà phải qua nơi này, với bao gánh nặng?
Con đường này không phải là đường mượn để đi giải quyết
việc quan.
Nơi này, sông thì nhiều, nước thì lớn.
Ngày nay, nhờ có lòng trời, mưa nhiều, nước đủ.
Vì vậy , tôi đã sửa lại chiếc đó này
Để xuống đây ngăn lối cá đi
May ra được ít con cá to trôi xuống hoặc bơi lên.
May ra chúng sa vào đó,
Vì tôi chẳng làm gì để bắt lấy chúng nó,
Khách đi đường không thể ồn ào qua đó. Thế thôi!
LỜI ĐÁP
Trước hết tôi xin thưa với quý gia đình của xứ sở sông
và suối.
Tôi là người nước Đường, tôi đi tặng những lễ vật công
khai.
Tôi không phải du hành vì việc bâng quơ,
Tôi đã từ con đường cái lớn quay lại,
Và đi vào con đường này.
Tôi đã gặp ông Bành Tổ đang đánh cá ngoài biển cả,
Người lại đặt thêm một chiếc đó ngang sông?
Nếu quý vị không đến gặp tôi, làm sao tôi tiếp tục đi
được?
Tôm và cá sẽ vào đầy trong đó của quý người!
Quý vị không có quyền ngăn lối ta đi!
Không có lý do gì quý vị lại bắt chẹt của người ta,
Tôi xin ông Bành Tổ cất chiếc đó đi,
Tôi xin ông hãy để cho tôi tiếp tục lên đường. Thế
thôi!
6 - BÀI CA ĐÓN KHÁCH
Mùi hoa bắt đầu
Muốn hoa nở rộ
Những người kia đi đâu, đến nơi này đông thế?
Nơi này, nơi đón khách kia mà?
Tôi mang rượu và trà đến mời khách lạ.
Quê chúng tôi, chứng tôi hân hoan thết đãi cả gái cùng
trai.
Còn các vị du khách, các vị đến đây làm gì? Thế thôi!
LỜI ĐÁP
Tám tiên qua biển,
Hai mạch nước tạo thành một dòng suối.
Trước hết, tôi xin thưa cùng quý quyến,
Với mọi người quý trọng trong nhà,
Những câu ngạn ngữ đã có từ xưa
Người đã tạo ra hoa, cỏ, núi, sông,
Người đã khiến dòng nước từ suối hoa đào chảy xuống,
Người đã tạo nên cảnh có láng giềng, có làng, có xóm,
Từ thời các vua Thái Giám, Hựu Sào
Người ta dạy cho người biết nấu thức ăn,
Người ta đặt ra ông mối để thay lời đối đáp,
Người ta đã xe duyên vợ chồng trai gái,
Người ta đặt ra ngõ hành, thuỷ, hỏa
Người ta đặt ra Tân, Canh, Nhâm, Quý
Người ta lập ra Tý, Sửu, Dần, Thân
Người ta xây dựng khoa thiên văn và phong thuỷ
Người ta tạo ra sông và núi,
Người ta hòa hợp màu trắng với màu hồng
Người ta định ra năm phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung,
Mậu thổ thuộc trung tâm, chính giữa trời
Người ta đã tạo ra bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Bà Nghi Địch đã chế ra rượu và trà
Để cho mọi người có thể kết duyên nam với nữ
Người ta cất giữ chúng trong nhà như vật quý, vật lễ.
Khách đến nhà mới đưa ra tiếp đón nghinh tân
Tôi xin được thưa chuyên với quý vị tất cả.
Khắp nơi có núi non và khe suối,
Tôi xin quý gia đình chỉ cho tôi hướng đi đúng đắn.
Phía Đông là ở nơi nào,
Để tôi có thể theo đúng nghi lễ?
Quý vị đã có lòng tết quý mến đối với tôi.
Quý vị đã mang đến hiến tôi trà và rượu
Tôi đã nói những lời bất công và xằng bậy.
Người đứng ra nhận [lễ] đã chẳng biết điều.
Đã không suy nghĩ chín chắn trước sau.
7 - BÀI CA NÓI VỚI ÔNG LANG
Với rượu này, tôi xin hỏi khách một câu
Đông đào, Tây liễu đã tập hợp đông đảo
Vì việc gì các mâm bàn đều đầy rượu, thịt?
Nếu ông ưng nguyệt, hoa, thì hãy nói rõ
Để cho mọi người hai bên nội ngoại được yên lòng!
LỜI ĐÁP CỦA ÔNG LANG
Rượu do gia đình tặng thật khó giải thích,
Một mình tôi đến để dệt nên nghĩa vụ lứa đôi cho hai họ
Châu - Trần.
Tôi đã chở các sính lễ đến đây
Tôi đã xếp mâm và bày rượu để kết nối mối dây chồng vợ.
Tôi không tìm đến đây để du xuân
Tôi xếp mâm và bày rượu để lấy một con người,
Tôi xin các vị báo điều đó cho mọi người biết.
8 - BÀI CA ĐỂ HỎI ÔNG LANG VỀ SỐ LƯỢNG CÁC LỄ VẬT
Ô, thưa ông "Đại lang"! Ông đã nói "dạ".
Xin ông "dạ" với Thần linh trên cao:
Gia đình tôi không có quyền nhận lời "dạ" của
ông
Ngạn ngữ dạy: "Khi có quan hệ bà con với nhau, không
được khiếm khuyết bổn phận".
"Khi có quan hệ bạn bè, không được quên nhau"
Khi có một đứa con, mọi bà con nội ngoại đều lo lắng.
Khi có một đứa cháu, mọi chi họ đều lo lắng.
Ông tới thay thế [cháu ông] và đỡ lời cho cháu
Ông tới cùng đi với cháu trong việc liên kết Tấn-Tấn.
Ông tới để kết tình thân hữu hai nhà Nghiêu và Thuấn.
Ông không thoả thuận với tôi [về vấn đề tiền].
Những lễ vật liệu còn thiếu nhiều hay ít?
Phải đủ số tiền một trăm bạc tròn.
Gia đình chúng tôi chẳng muốn đòi ông nói.
Người ta mong đợi nhiều ở cái miệng ông để khéo léo miễn
giảm
Gia đình tôi kiên trì đòi tất cả,
Nếu ông không sắm đủ, thì mặc kệ ông. Thế thôi!
ÔNG ĐẠI LANG (ÔNG MỐI) HÁT ĐỂ GIỚI THIỆU LỄ VẬT
Trước hết. tôi xin dâng lời cùng Thánh sư, cùng Tiên tổ,
Xin thưa cùng bố mẹ, ông bà nội ngoại hai bên,
Cùng các bà con họ hàng lớn nhỏ
Cùng tất cả các vị trong quý gia đình.
Đây đúng là lời của Thánh nhân
"Thời nay không thể thoát khỏi thời trước
Tất cả đã được sắp xếp từ thời Bàn cổ.
Tất cả do Nhân Hoàng định ra
Do ông Tơ bà Nguyệt đã xe mối tơ duyên
Con trai lấy con gái làm vợ
Con gái lấy con trai làm chồng.
Ngày xưa, người ta đã hứa lời, người ta đã nói trước, rồi
lại cử ông mối đến cam kết với chúng tôi.
Đã tin đi mối lại
Chẳng ai có gì để trách nhau
Người ta đã nhường [bước] cho nhau, người ta đã chia sẻ với
nhau tất cả.
Họ đã tra cứu sách thông qua một người Kinh
Ông ta nói năm nay là năm thuận lợi.
Người Tầu nói mùa xuân này là tốt,
Sang tháng hai, trong mười ngày đầu, mọi ngày, mọi giờ đều
thuận lợi.
Sau khi đã hỏi han gia đình và hỏi [mọi người]
Họ đã chia nhau công việc
Và đã cử tôi tới đây thay họ và chuyển lời họ đến [các vị].
Tôi dẫn người cháu trai của họ đến đây để xe và chắp mối
[tơ duyên]
Giờ này là giờ tốt
Tôi xin mời hai gia đình
Đến giáp mặt nhau
Ngày xưa, quý vị đã chỉ ra những điều kiện với cô và bác
tôi,
Tôi đã xem xét từng loại và đã mang tới đây tất cả.
Tôi xin quý gia đình đến kiểm tra.
Về số tiền, xin đếm cho rõ ràng.
Tôi sẽ giao quý vị đầy đủ.
Đây là những hiện vật, tôi xin giao quý vị.
Có một con lợn quay đỏ ửng,
Một đôi gà trống đỏ tươi
Trầu thì đầy đủ như đã ghi trên bức hồng tiên[15]
Tiền thì đủ một nửa trăm đồng bạc
Rượu và thịt thì không giới hạn,
Tôi đã đong cân theo con số [yêu cầu]
Mọi thứ, tôi đều theo nghi lễ thời xưa.
Người con trai [của quý vị] sẽ đưa theo cả cày và bừa nữa.
Thế thôi!
9 - BÀI CA MỚI NÓI VỚI ÔNG LANG[16]
Ô, thưa ngài "Đại lang"! Ông đã "dạ"
Xin ông hãy "dạ" với đức Thiên thần!
Gia đình tôi không dám nhận tiếng "dạ" của ông.
Đấy, ông đã nói sai rồi đấy.
Đúng cái mồm của ông, ông đã nối xấc láo, trái tai [tôi].
Điều đó đúng là lỗi của ông
Ông không hề hối hận. Và ông còn dương dương nói rằng người
khách này dốt nát.
Khoản lễ vật thuần tuý này phải được xem xét lặng lẽ và rộng
rãi
Nghi lễ cưới cheo phải được xem là rất hệ trọng.
Bốn phương trời khác nhau về phong tục, tập quán,
Ông không được nhạo báng tôi.
Tôi cho rằng lẽ ra ông phải tao nhã hơn những người khác.
Nhưng ông đã khích động tôi, đã sỉ nhục tôi.
Tôi không giận ông đâu.
Nếu ông không biết ân hận vì mình, ông sẽ gặp khốn khổ.
Thế thôi!
10 - BÀI CA TIẾP NHẬN LỄ VẬT
Ô, thưa ông "Đại lang"! Ông đã nói "dạ"
Xin ông dạ vị Thần trên cao.
Gia đình tôi không có quyền nhận lời "dạ" đó của
ông
Ngạn ngữ dạy. "Khi đã là bà con, không được khiếm
khuyết bổn phận".
"Khi đã kết tình bạn bè, không lúc nào ta quên được
nhau".
Các ông có một con trai, cả hai gia đình nội ngoại đểu phải
lo lắng.
Các vị có một cháu trai, cả dòng họ đều phải khó khăn.
Người ta đã cử ông đến đây để thay mặt [gia đình] và chuyển
lời họ.
Các vị đã dẫn cậu cháu trai đến đây để xe và nối môi [tơ
duyên],
Giờ đây gia đình đã biết rõ tình hình.
Mọi khoản đều được gọi bằng tên của chúng
Lễ vật của các vị có những gì?
Hãy trình bày với chúng tôi rõ ràng và thành thật
Để cho cả gia đình đều nhận thấy
Để cho trai gái và mọi người ở đây đều được biết.
Hoặc giả các vị còn có gì giấu kín trong lòng?
Các vị có dao găm để cởi gánh quà không?
Hãy cầm lên để thân mật trả lời.
Cho gia đình tôi sắp nhận [quà của quý vị]! Thế thôi!
LỜI ĐÁP
Ô! Thưa quý gia đình và cụ bà đẹp lão!
Các vị đã bảo là phải mở gánh, tôi không thể không làm.
Bác tôi và cô tôi đã chuẩn bị đòn khiêng gánh tới đây.
Họ đã mua một con dao, nó hiện ở nơi tôi
Đấy là một con dao vàng đang nằm trong túi tôi.
Con dao ấy bằng đồng thanh tinh xảo, pha với vàng.
Tôi có thể chặt đứt cả ra thành nhiều mảnh tròn giống như
mặt trăng ngày rằm mỗi tháng.
Thứ nhất, người ta [kết hôn] với những người được yêu dấu
và khôn khéo.
Thứ hai, người ta [kết hôn] với những anh hùng đã không
tiếc những ân tình.
Thứ ba, người ta hoàn thành những cuộc kết liên trong
sáng
Thứ tư, người ta mở gánh để tìm trâu dưới để cúng tổ
tiên. Thế thôi!
11- BÀI CA HỎI VỀ SỐ LƯỢNG TRẦU
Ô, ông khách đã nói: "dạ", tôi không dám nhận lời
"dạ" của ông,
Trầu của ông có mấy trăm [lá]?
Cau của ông có được mấy nghìn?
Ông hãy nói rõ cho chúng tôi bằng chính miệng ông
Số lượng bao nhiêu, ít hay nhiều đấy?
Hãy nói rõ cho gia đình tôi, chúng tôi sẽ đến nhận nó. Thế
thôi!
LỜI ĐÁP CỦA ÔNG LANG
Suốt mùa xuân, các gia đình thông gia đều tiệc tùng vui vẻ.
Trầu và thuốc rất đắt. Một xu chỉ mua được bốn hoặc năm
lá trầu.
Khắp chợ, hỏi mười hai người bán, đều thế cả.
Bác tôi và cô tôi giữ tiền, họ chẳng lấy tiền,
Vài ngày sau đó họ mới trở về.
Họ bỏ đầy hộp cau trầu lẫn lộn.
Họ đã mua của người Kỉnh cả mớ,
Họ chẳng đếm được hàng nghìn hàng vạn.
Đơn giản, họ đã chất đầy các hộp. Thế thôi!
12- BÀI CA NHỮNG NGUYỆN ƯỚC VỚI LÁ TRẨU
Nhìn thấy một thứ cây xanh rất đẹp
Ngài đã cấu một chút bỏ mồm nhai và cảm thấy có vị ngọt.
Lá cây màu xanh nhạt và nhuốm đỏ
Ngài nhìn thấy những quả xanh xinh xắn
Ngài bảo mang theo [mọi thứ đó] để có mà nhai những lúc
nhàn rỗi.
Thế là ngài đã gây nên giống trầu không và truyền lại cho
hậu thế như một sản phẩm quý
Thứ trầu không này dùng để làm vui cái miệng.
Thiên hạ, ai muốn thành đôi lứa thì nhờ trầu không giúp
việc giao hòa
Trầu thông báo lên trời giúp những ai duyên số hợp nhau
Trầu sẽ tâu [lên trời] để hoàn thành đôi quang gánh[19]
Trầu liên kết hai người thành đôi.
Tôi xin mời tới chỗ hộp trầu
Hoàn toàn sơn đỏ và hình bát giác
Để lấy cái gì đãi khách bảnh bao
Những vật ấy là của hai họ Châu, Trần.
Tôi lấy chúng để xe dây chồng vợ
Để tặng mọi người trong quý gia đình.
Tôi lấy các vật đó để cúng tổ tiên, cúng Phật, cúng Tiên
Rồi người ta sẽ lấy chúng chia cho mọi người
Để cho mọi cái miệng đều được đỏ tươi. Thế thôi!
* Biên Khảo Huỳnh Tâm.
[1] Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu... sách đã dẫn, trang 530.
[2] Những ca khúc này do Trần Đỉnh dịch từ bản tiếng Pháp. Số thứ tự
bài do chúng tôi sắp đặt. Phần chú thích cuối trang là của dịch phẩm, do chúng
tôi lược bớt theo yêu cầu của Tổng tập (Soạn giả: CTS).
[3] Khi đoàn người đi đón dâu đến cổng làng, thấy một sợi dây ngăn đường
do các thanh niên căng và đang iu74, ông lang hay ông mối buộc phải đáp lời hoặc
tặng một vài đồng tiền. Sợi dây được xem là sợi tơ hồng se duyên. Nếu cố tình
vượt qua, hoặc cắt đứt sợi dây, vợ chồng sẽ gặp nhiều bất hạnh.
[4] Trong các hòm mang theo.
[5] Phiếu ghi yêu sách cưới bằng giấy hồng.
[6] Bố mẹ chàng rể do một người đàn ông có tuổi đại diện gọi là quan
lang và một người đàn bà có tuổi gọi là pả me hay á/
[7] Vượt qua lối nhỏ rồi, đoàn người nhìn thấy trước mặt có mấy cô gái
đứng giăng đùa một chiếc võng chặn lối đi. Họ tự xưng là những tiên nữ và đòi
chàng rể một món "lệ qua đường".
[8] Bành Tổ có thể sống đã được tám trăm năm. Gặp ông Bành Tổ là gặp
người đại thọ,lại gặp được mưa dồi dào là gặp vật thịnh vượng.
[9] Chiếc võng cất đi rồi, đoàn người tiến thêm vài bước, thấy trên đường
thấy có một cái đó đánh cá. Một cô gái tiến ra, đóng vai ông Bành Tổ đi đánh
cá.
[10] Phục Hy: ông vua thần thoại đầu tiên của Trung Quốc.
[11] Trận đồ bát quái gồm có: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.
[12] Khách muốn ve vãn các cô gái ư?
[13] Nghĩa là phải thỏa thuận với nhau về chất lượng và số lượng các đồ
sính lễ.
[14] Khi xem số tử vi của hai vợ chồng cần xem ngày tháng năm sinh của từng
người. Tám "chữ" trong số đó ứng với ngày giờ tháng năm sinh của họ
ra sao.
[15] Những đòi hỏi của nhà gái được ghi trên một tờ giấy đỏ gọi là hồng
tiên.
[16] Gia đình cô dâu tức giận vì ông lang đã thêm vào sính lễ cái bừa và
cái cày là hai dụng cụ thô thiển.
[17] Một cái chợ lớn ở vùng Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
[18] Một ông vua thời cổ đại Trung Quốc. Người Việt cho rằng cây trầu có
gốc rễ từ thời Hùng Vương nước ta.
[19] Tượng trưng cho cặp vợ chồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét