Ở Si Ma Cai (Lào Cai), trang phục truyền thống của
người Thu Lao vẫn được người dân lưu truyền và phát triển đến nay. Với những
nét họa tiết văn hóa đặc sắc, được các bà các chị khắc họa và trang trí công
phu trên từng đường kim, mũi chỉ. Những họa tiết gắn cầu kỳ ấy gắn liền với
những hình của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Trên trang phục phản ánh
rõ nét những họa tiết, được thêu thủ công tái hiện lại những cảnh vật thiên
nhiên, công cụ sản xuất.
Để làm nên những bộ trang phục độc đáo như thế này
người dân nơi đây phải làm trong 10 ngày mới xong. Những bộ trang phục ấy chỉ
được người Thu Lao mặc vào những dịp lễ, Tết cổ truyền, ngày hội truyền thống
trọng đại của địa phương, của dân tộc họ. Những bộ trang phục đó không có để
bán ra thị trường, mà chỉ phục vụ cho nhu cầu mặc của đồng bào họ.
Những bộ trang phục được người Thu Lao làm ra với
những kỹ thuật tinh xảo, thủ công và nó gắn với hoạt động của từng gia đình. Nó
phản ánh nền kinh tế tự cung tự cấp, thể hiện vai trò của phụ nữ Thu Lao trong
việc giải quyết nhu cầu mặc của gia đình.
Trang phục của phụ nữ Thu Lao thường may bằng chất
liệu vải chàm tự dệt, không cầu kỳ, không nhiều đồ trang sức, màu chủ đạo trên
bộ trang phục là màu đen. Quá trình làm quần áo của người Thu Lao, khâu
khó nhất và mất nhiều thời gian nhất là kéo bông thành sợi để dệt vải.
Ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (huyện Si Ma Cai, Lào
Cai), những người phụ nữ Thu Lao đều biết kéo bông, dệt, nhuộm chàm để may quần
áo truyền thống. Bà con cũng sử dụng một số loại thực vật làm nguyên liệu để
làm ra thuốc nhuộm vải của riêng mình.
Phụ nữ trong đình cũng là người truyền dạy cho con
cháu của mình, biết cách dệt vải, may những bộ trang phục truyền thống. Chính
vì vậy những bộ trang phục truyền thống của họ đến nay vẫn được lưu giữ nguyên
bản, không có sự cách tân.
Bà con Thu Lao ở Si Ma Cai dệt vải để may trang phục
truyền thống. Ảnh: Thanh Hải.
Để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt
đẹp của người dân tộc Thu Lao. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Thào Chư
Phìn, người dân địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực nhằm gìn
giữ và bảo tồn, kịp thời ngăn chặn thực trạng trang phục truyền thống của các
dân tộc thiểu số đang ngày bị mai một, biến dạng, xa rời nguyên gốc.
Dù ngày nay, do cơ chế thị trường, nhiều dân tộc đã bị
mai một bản sắc. Song những nét đẹp văn hóa của người Thu Lao, vẫn được bảo tồn
được khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu một
cách có chọn lọc những yếu tố văn hóa của các dân tộc khác. Đặc biệt, về kỹ thuật
dệt may, màu sắc, nguyên liệu, trang phục của người Thu Lao mang sắc thái rõ
rệt, phản ánh những nhận thức về thẩm mỹ dân gian, tín ngưỡng, đạo đức, ước mơ,
khát vọng của họ.
Qua đó cũng góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã Thào Chư Phìn nói riêng và
huyện Si Ma Cai nói chung.
Dân tộc Thu Lao tương tự như các dân tộc khác, có các
văn hóa truyền thống liên quan chu kỳ vòng đời người như cưới xin, tang ma,
mừng nhà mới, sinh nở...
Trong lễ hội dân gian, người Thu Lao có lễ hội cúng
rừng. Mặc dù nhiều dân tộc cũng có nhưng nghi lễ này của người Thu Lao mỗi năm
tổ chức 2 lần, tại khu rừng thiêng đầu thôn vào ngày cuối cùng của tháng Giêng
và ngày cuối cùng của tháng Năm... Người Thu Lao chủ yếu sinh sống bằng
trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang. Còn việc làm trang phục truyền
thống của người Thu Lao còn nhiều đặc trưng. Ở Si Ma Cai bà con vẫn
trồng bông dệt vải. Trang phục truyền thống của người Thu Lao chủ yếu là nhuộm
chàm đen từ mũ, khăn, áo, váy...
Người Thu Lao được xếp vào nhóm ngành của dân tộc Tày
nhưng ngôn ngữ của họ khác ngôn ngữ của người Tày Thái. Tuy nhiên người Thu Lao
là một dân tộc có đặc thù. Ở Lào Cai, người Thu Lao hiện có khoảng 1.000
người cư trú chủ yếu 2 huyện Si Ma Cai và Mường Khương.
* Biên Khảo Huỳnh Tâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét