Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Pa Dí. * Huỳnh Tâm.

Dân tộc Pa Dí sinh cư tại thôn Chúng Chải, huyện Mường Khương, ước vọng gìn giữ Văn hóa cho những thế hệ mai sau. Theo nhà thơ Pờ Sảo Mìn, miêu tả một dân tộc cần sinh tồn, thể hiện qua bài thơ đã phổ thành nhạc:
"Dân Tộc của tôi chỉ có hai ngàn người
Như cái cây hai ngàn chiếc lá…"
Đặc biệt thiếu nữ người Pa Dí với trang phục thổ cẩm, máu chàm xanh, và chiếc mũ hình mái nhà duyên dáng tuyệt đẹp, với đặc thù cây đàn, âm điệu lời dân ca truyền cảm tính dân tộc Pa Dí, bởi trong âm hưởng mang đậm tinh thần nhân văn của dân tộc Pa Dí, thuộc nhóm hệ dân tộc ngôn ngữ Tày-Thái.
Dân ca Pa Dí có những làn điệu ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ. Đặc biệt, dân ca Pa Dí có nhiều bài hát về các mùa, các tháng trong năm, hát về 12 con giáp, hát tạ ơn cây trồng,v.v... Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến hoặc những lúc nông nhàn, trai gái Pa Dí cùng nhau hát những liên khúc giao duyên, "Tiếng lòng" của đôi lứa đang yêu nhau. Dân ca là "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong cuộc sống của người Pa Dí.
Có đoạn viết về thôn Chúng Chải B, Mường Khương:
"Thôn Chúng Chải B đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới,
Đến nay đã có đường bê tông để đi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp,
Nhờ nông thôn mới, bản làng ta năm nay đổi mới rồi".
Cho thầy lời ca mộc mạc nhưng tự hào, mang âm hưởng niềm vui, tha thiết yêu quê hương, và hy vọng thôn Chúng Chải đổi mới. Cho thấy làn điệu dân ca của người con Pa Dí đã thể hiện tình cảm ấy, tuyệt vời.
Đặc biệt nhất trong bộ trang phục có chiếc mũ hình mái nhà. Mũ của người Pa Dí được làm rất cầu kỳ, chi tiết khác nhau, các công đoạn đều được thực hiện tỉ mỉ, công phu. Trang phục là một trong những tình tự văn hóa vẫn bảo tồn, và phát huy những giá trị độc đáo của dân tộc Pa Dí.
Dân tộc Pa Dí tha thiết, mong muốn lưu truyền văn hóa dân tộc, qua cây đàn tròn, lời ca. Hy vọng dân tộc Pa Dí bảo tồn truyền thống, văn hóa của mình.
* Huỳnh Tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét