Nằm
dưới chân đỉnh Lang Biang hùng vĩ, xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, nơi người dân
tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt
– Sinh sống là nơi để bạn dừng chân, tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và
nếp sinh hoạt văn hóa ở đây. Thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực
dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên.
Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được
nhiều nét văn hoá truyền thống. Đến nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những
nét âm vang của núi rừng qua đêm lễ hội cồng chiêng, thưởng rượu cần cùng với
thịt rừng nướng, xem các điệu múa cồng chiêng cùng những lời ca mang âm vang
của núi rừng Tây Nguyên.
Đà
Lạt về xã Lát có 12 km , nhưng là cả một quãng đường hấp dẫn để khám phá.
Những ngôi nhà bé như hộp diêm, những đồi thông bạt ngàn, những trang trại
trồng rau, hoa quả, hoặc ngắm nhìn hồ Suối vàng lấp loáng dưới ánh mặt trời ,
nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho Đà Lạt. Tất cả đều là những bút vẽ chân thực nhất
về một cao nguyên Lâm Viên.
Dân
tộc Lạch những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt. Người
Lạch (hay còn viết là Lat, MLates) là tên gọi của một nhóm cư dân nhỏ người
K’ho sống lâu đời trên cao nguyên Lang Biang. “Lạch” theo tiếng địa phương có
nghĩa là “rừng thưa” để chỉ vùng rừng thông và đồi trọc từ dãy Lang Biang trải
dài xuống hướng Tây Nam bao gồm cả thành phố Đà Lạt hiện nay. Cộng đồng dân tộc
Lạch, K'ho này sinh sống ở nơi với cái tên rất quen như địa danh này đã trở
thành thương hiệu: Xã Lát.
Xã
Lát nổi danh hơn bất cứ địa danh nào ở Đà Lạt, và người dân ở đây có một cuộc
sống kinh tế khá cao bởi nguồn thu du lịch. Gần như bất cứ ai đến xã Lát đều
thích thâm nhập vào đời sống của cộng đồng người dân tộc ở đây, cùng tham
dự lửa trại, đi thăm vườn quốc gia BIdup, thăm suối Vàng suối Bạc.
Xã
Lát còn là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo tinh tế, mà du
khách thích mua để làm kỷ niệm cho chuyến dừng chân. Bên cạnh đó, những đội múa
cồng chiêng, của xã Lát là minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đang phát
triển ở nơi này. Những tiếng cồng chiêng ngoài việc đem lại niềm vui cho khách ghé
chân, là nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư tại đây.
Độc
đáo hơn là ở đây có lại nhạc cụ khèn Mbướt với âm thanh réo rắt càng làm cho du
khách thích thú. Xã Lát có các buôn Đangya, Đưng, BNeur và có tới 8 đội cồng
chiêng chuyên nghiệp luôn có mặt trong các lễ hội văn hóa của tỉnh và các
Festival được tổ chức ở những nơi khác, đó chính là niềm tự hào của người xã
Lát.
Vào
nhà người Lạch, bạn sẽ nhận được lời “niêm xá” (lời chào) thân tình của người
Trưởng thôn, được giới thiệu những chiếc cồng chiêng treo thiêng liêng bên bếp
lửa. Để khi người trưởng thôn khua một tiếng chiêng, đã thấy âm vang của núi
rừng, sông suối vọng về.
Ở
quãng sân rộng phía trước, bạn sẽ được thưởng thức món thịt rừng nướng cùng với
rượu cần, thứ rượu của lễ hội, của niềm vui, của ước mơ về cuộc sống giao hòa
thân ái trong cộng đồng. Rượu ngâm bằng lá cây, gạo nếp nên ngọt lịm từ đầu
lưỡi, uống vào cứ vui lâng lâng và ngây ngất không thôi.
Còn
điệu múa của những chàng trai và thiếu nữ miền sơn cước nữa. Trong tiếng trống,
tiếng chiêng và tiếng đàn vang dội, điệu múa đơn sơ rắn rỏi, mạnh mẽ nhưng uyển
chuyển nhịp nhàng, làm cho núi rừng cũng muốn cất lên lời ca, hát về cuộc sống
cộng đồng thân ái và đầy phấn khích của những con người nơi đây.
Một buổi chiều hòa mình vào cuộc sống nơi xã Lát dưới chân Lang Biang sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống còn biết bao điều thú vị mà bạn cứ phải khám phá không ngừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét