Người Thái đặc
trưng ở Mộc Châu, Sơn La ( trước đây là Mường La) là nhóm Thái Trắng (Táy Đón
hay Táy Khao), và Thái Đen (Táy Đăm)
Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày
Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng
Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc
Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc bây giờ.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ
3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư
trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La [ Mường La] (572.441 người, chiếm
53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam), [ Nghệ
An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người
Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn
tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên [ Mương Thèng ]
(186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái
tại Việt Nam), Lai Châu [ Mương Lay ] (119.805 người, chiếm 32,3% dân số
toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái [ Mường Lò
] 53.104 người), Hòa Bình (31.386 người), Đắk Lắk (17.135
người), Đắk Nông (10.311 người).
Dân tộc Thái ở Việt Nam gồm có: Nhóm Thái Đen (Táy
Đăm/ Taidam), Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh
Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù
Yên). Nhóm Thái Đỏ, và Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định
rõ ràng như Tày Mười (Thái Quỳ Châu), Tày Mường (Thái Hàng Tổng), Tày Thanh,
Phu Thai (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay).
Người Thái đặc trưng ở Mộc Châu, Sơn La ( trước đây là Mường
La) là nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao), và Thái Đen (Táy Đăm)
Họ của người Thái
Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun,
Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm Leo,
Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc(Lục), Lự, Lường (Lương), Manh, Mè,
Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng),
Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vì (Vi), Xa (Sa), Xin.
Ngôn ngữ
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc
Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng
Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người
Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền
nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng,
Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
Đặc điểm kinh tế
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để
trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia
súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm. Sản phẩm
nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực
rỡ, bền đẹp.
Văn hóa:
Người Thái nổi tiếng với những điệu múa sạp, múa quạt mềm mại
uyển chuyển.
Hôn nhân
Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có
con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp
gia đình bên gái khó khăn quá.
Tục lệ ma chay
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế
giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời"
Văn hóa dân gian
Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện
thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những
tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ
xon xao, Khun Lú Nàng Ủa.
Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi
chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt
là khăp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo
lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã
được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn
khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
Nhà cửa
Mô hình nhà người Thái Trắng
Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt
và Hán là họ xây nhà sàn. Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà
Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer.
Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân
Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau
cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan
can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí
khác nhau.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay
điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần
gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc
đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần
dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn
là nơi để tiếp khách nam.
Trang phục
Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục
khác nhau.
Trang phục nam
Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người
Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu
vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới
người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày,
Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng
sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật
các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết, họ mặc
loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc. Trong tang lễ họ
mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may
dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.
Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá
phổ biến.
Trang phục nữ
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo
hai ngành Thái Tây Bắc là Thái Trắng (Táy khao) và Thái
Đen (Táy đăm)
Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn
(xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường
là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve,ong... Cái khác xửa
cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo
dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống),
màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn tấm
choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ
là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu
đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng
vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo
lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có
chồng không có dấu hiệu quy định nhận biết... Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc
áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ
tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là "piêu" thêu hoa văn nhiều mô-típ
trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái Trắng đã nói
ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là "Tằng cẩu";khi
chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy ; chưa chồng không búi tóc.
Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí
phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái Trắng.
Hứa Ban Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét