Trong hôn nhân, con gái Nùng được đề
cao, nhà trai phải đáp ứng đủ các lễ như: Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại
mặt và một số tục lệ khác. Có như vậy cô con dâu tương lai mới có giá, được coi
trọng và làm vẻ vang cho cha mẹ, họ hàng. Theo tục lệ truyền thống người Nùng
không có tập quán ăn hỏi là cưới ngay, phía nhà trai bao giờ cũng phải chờ đợi
một thời gian. Người Nùng cũng giống người Tày nhà có nhiều con gái, cô chị hay
cô em cưới trước đều được, không quy định chị phải cưới trước em.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Nùng
Người Nùng có nhiều phong tục đẹp,độc đáo trong lễ cưới của
mình. Hôn nhân của người Nùng là hôn nhân một vợ một chồng, và người phụ nữ về ở
bên nhà chồng
Trước hết là lễ so tuổi, nhà trai mang sang nhà gái một đôi
hạt cau khô để xin lá số của cô gái. Sau một tháng nếu nhà gái không trả lại
đôi hạt cau thì coi như nhà gái đã ưng thuận, nhà trai sẽ đến hỏi lần thứ hai để
hai gia đình định ngày đính hôn và thỏa thuận sính lễ.
Lễ đính hôn gồm một con lợn và một đôi gà sống thiến. Sau lễ đính hôn có thể một vài năm mới cưới, trước kia lễ vật đám cưới rườm rà có khi nhà trai phải mất một vài năm mới lo đủ.
Lễ đính hôn gồm một con lợn và một đôi gà sống thiến. Sau lễ đính hôn có thể một vài năm mới cưới, trước kia lễ vật đám cưới rườm rà có khi nhà trai phải mất một vài năm mới lo đủ.
Đối với nhà gái cũng phải chuẩn bị nhưng nhẹ nhàng hơn nhà
trai, cô gái chỉ phải chuẩn bị chăn màn, quần áo và một số đồ dùng.
Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa khô. Trước hôm cưới nhà
trai mang lễ vật gồm thịt lợn, rượu, gạo… đến nhà gái theo yêu cầu.
Khi đi đón dâu nhà trai gồm có chú rể, phù rể, ông mối….
Ông mối là người rất quan trọng. Bởi theo quan niệm của người Nùng đôi vợ chồng
trẻ có hạnh phúc giàu có hay không phụ thuộc rất nhiều vào ông mối.
Khi xuất hành đến nhà gái, chú rể thắp hương vái lạy
trước bàn thờ tổ tiên rồi đi trước, tiếp đến là 2 cô đón dâu và cuối cùng là ông
mối.
Tới nhà cô dâu, chú rể làm lễ trình báo tổ tiên, sau đó mời
trầu, mời thuốc tất cả họ hàng nhà cô dâu. Đoàn đưa dâu gồm một bà đưa dâu, một
cô phù dâu, một cô mang theo tặng phẩm.
Việc trải chiếu giường cô dâu đêm tân hôn nhất thiết chỉ bà
đưa mới được trải, đây là người đã được chọn lựa rất kỹ.
Trước khi về nhà chồng cô dâu phải mặc những bộ trang phục
mới và đẹp. Cô dâu được trang điểm rất kỹ càng, phải chọn người biết chải tóc
và đội khăn.
Gia đình chuẩn bị một bó đuốc đang cháy đặt cạnh bên bếp lửa,
cô dâu cúi xuống hai tay cầm bó đuốc đang cháy đẩy vào bếp, làm cho ngọn đuốc bốc
cao.. sau những thủ tục trên cô dâu ra cửa, phù dâu và những người trong đoàn
đi theo, kể từ đây cô dâu không được nhìn ngoái lại.
Trên đường đi qua các đền miếu, ông mối vào thắp hương khấn
vái. Nếu hai đám cưới gặp nhau giữa đường thì hai cô dâu mời trầu hoặc tặng
nhau vật kỷ niệm và phải tránh nhau theo bên phải.
Khi đến nhà chú rể bếp lửa phải được che kín không được cho
cô dâu nhìn thấy. Bước vào nhà cô dâu thực hiện lễ báo tổ tiên để công nhận cô
từ nay là con cháu trong gia đình.
Sáng hôm sau bà đưa đại diện cho nhà gái làm lễ bàn giao và những hồi môn, tặng phẩm của nhà gái cho nhà trai. Sau ba ngày sẽ làm lễ lại mặt.
Sáng hôm sau bà đưa đại diện cho nhà gái làm lễ bàn giao và những hồi môn, tặng phẩm của nhà gái cho nhà trai. Sau ba ngày sẽ làm lễ lại mặt.
Lễ vật gồm một đôi gà luộc chín, một khay xôi màu đỏ. Trong
lễ lại mặt chú rể mới có thời gian làm quen với những người thân thích của cô
dâu.
Trong một vài năm đầu cô dâu về nhà bố mẹ đẻ vào những dịp
có công có việc. Mỗi lần về anh em họ hàng bên chồng phải đích thân sang đón.
Hiện nay đồng bào Nùng đã có rất nhiều tiến bộ trong việc
cưới hỏi, thủ tục đám cưới đã giản đơn hơn rất nhiều, nhưng vẫn giữ được bản sắc
và phong tục riêng.
Hoàng Sa Vẳn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét