Chợ Sapa Lào Cai
1. Chợ Sapa
Chợ Sa Pa là
một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại
hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ
phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm
hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi…
Khi chiều xuống, trong khu vực chợ đã thấy chỗ này, chỗ
kia túm tụm dăm bảy trai gái người H’Mông, người Dao đầu mày, cuối mắt nhìn
nhau. Rồi khi màn đêm buông xuống, tù mù dưới bóng điện vàng nhạt, họ ngồi bên
nhau ca hát, trò chuyện thâu đêm. Khi đã tìm được bạn tâm tình, họ trao kỷ vật
cho nhau để rồi hẹn chợ sau gặp lại. Hoạt động văn hóa này đã có từ ngàn xưa và
nay vẫn còn gìn giữ được. Chợ Sa Pa là nơi hấp
dẫn khách du lịch thích tìm hiểu văn hóa các dân tộc.
Chợ Sa pa được họp vào các ngày trong tuần, vào thứ bảy,
chủ nhật sẽ đông hơn ngày thường. Bà con người dân tộc Mông, Dao.. xuống chợ
trao đổi hàng hóa, hẹn hò tình cảm vào tối thứ 7 hàng tuần.
2. Chợ Bắc Hà
Trước đây, chợ Bắc Hà Sapa
Lào Cai họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được
xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào
mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà Sapa là
nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân
tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.
Chợ bắc hà sapa lào
cai
Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều
nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc
gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ
cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao
đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ
công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.
Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một
tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào
vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người
Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng.
Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi,
thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây… cũng lên đây để buôn ngựa
về xuôi.
3. Chợ Mường Hum
Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước
trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên cuối
tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi của bà
con các dân tộc Hà Nhì, H’Mông, Hoa, Giáy, Dao Ðỏ, Dao Tuyển, Hán…
Chợ phiên mường hum
Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum
sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối
ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc
lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm
sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối
lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại…
Đàm Minh Phượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét