Lạng Sơn: Lễ hội Quỳnh Sơn
Lễ hội Quỳnh Sơn được tổ chức trong hai
ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn. Nổi
bật trong lễ hội là những bộ trang phục của dân tộc Tày Nùng với những diệu hát
then, hát lượm, hát ví… đã tô thêm nét văn hóa đặc sắc cho nơi đây.
Trong lễ hội diễn ra lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người
dân dộc Tày làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên ông là thủ lĩnh của Phủ Phú
Lương. Đời nhà Lý Ông là người có công trong cuộc chinh chiến chống quân xâm lược
nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu thế kỷ thứ
XII.
Sau khi dẹp giặc xong, núi rừng bình an, Quốc Thái dân an
cùng với việc xây dựng vùng đất phồn thịnh. Ông luôn quan tâm đến đời sống của
các dân tộc nông thôn nghèo khó. Cuối đời ông trở về Điểm Sơn và mất ở đấy- nay
là núi Đuổm, ông được nhà Lý phong sắc “Uy viên đôn kính cao sơn quảng độ chi
thần” các đời sau đều ghi nhận ông là Cao Sơn Quý Minh. Khi được biết tin ông mất
để nhớ ơn công đức của Dương Tự Minh người dân tổng Quỳnh Sơn đã lập đền thờ tại
Đẳng Rử Thôn bên sườn núi đá nước nguồn. Phía sau có giếng tiên thuộc Quỳnh
Sơn. Trải qua nhiều năm phát triển dân số Quỳnh Sơn ngày càng đông địa điểm chật
hẹp, dân làng đã cùng nhau chuyển Đền đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ
400m về phía Đông giữa thôn Thâm Pác, Nà Riềng 1 và Nà Riềng 2. Đây là nơi để
nhân dân thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng nguyện cầu sự giúp đỡ của
thánh thần nhằm có cuộc sống ấm no hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng
và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân
gian vui nhộn, thể hiện được những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc về một lễ
hội cầu mùa, cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội
thu, người người, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tiêu biểu đó là trò đánh cờ tiên,
đánh đu, ném còn, giã gạo, gói bánh chưng đen… Theo tín ngưỡng dân gian thì,
nhiều trò chơi, trò diễn trong lễ hội cầu mùa còn là biểu hiện của tín ngưỡng
phồn thực - cầu mong cho vạn vật sinh sôi, nảy nở nhiều; thể hiện sự giao hòa của
âm - dương, trời - đất; mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố "Thiên thời
- Địa lợi - Nhân hòa"…
Lễ hội không chỉ là điểm đến của du khách trong tỉnh mà
ngày càng thu hút khách thập phương, thật sự trở thành một điểm đến trong hành
trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc Lạng Sơn.
Hoàng Thị Khuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét