Toàn tỉnh Hà Giang với dân số 724.537 người trong đó dân tộc
Tày chiếm tới 30% dân số trong tỉnh. Dân tộc Tày một trong những dân tộc điển
hình và có những nét văn hóa cũng như phong tục tập quán lâu đời, trong đó có một
nghi lễ truyền thống vô cùng ý nghĩa là nghi Lễ mừng thọ đầu Xuân của người
Tày.
Khi Tết đến xuân về, mọi vật cỏ cây hoa lá thay sắc
màu áo mới, chim muông bay về, vạn vật giao hòa, khi tất cả mọi người trong gia
đình quây quần về nhà bên nhau, con người ta nhớ về cội nguồn thì đây – mùa
xuân cũng là dịp thích hợp nhất để bày tỏ sự kính trọng ông bà, cha mẹ của
mình.
Mùa xuân là dịp thích hợp nhất để con cháu
tụ họp quây quần bên gia đình để nhớ ơn các bậc cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Có chút điểm đặc biệt hơn trong văn hóa mừng thọ của người
dân tộc Tày đó là việc họ thường mừng thọ vào các tuổi lẻ như 49, 61,hay 73 chứ
không như văn hóa của các dân tộc khác là mừng vào các tuổi 70, 80, hay 90 –
các tuổi chẵn. Và điểm độc đáo cũng là điều còn bí ẩn nữa là người dân tộc Tày
chỉ mừng thọ tối đa đến tuổi 73 là họ dừng lại, còn các tuổi trước thì họ quan
niệm đó là các tuổi hạn trong cuộc đời nên cần mừng thọ để giải hạn.
Và để được tận mắt theo dõi nghi lễ tổ chức lễ mừng thọ của
người Tày tại Hà Giang, chúng tôi đã đến với một gia đình ở huyên Vị Xuyên. Tại
đây, theo nghi lễ truyền thống, để nghi lễ mừng thọ được đầy đủ đúng thứ tự đầu
tiên gia chủ sẽ mời thầy tạo. Người thầy tạo này sẽ viết những câu chúc thọ ý
nghĩa bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán lên giấy hay vải có màu đỏ treo lên các cột
chính trong nhà. Sau đó thầy tạo sẽ cúng dưới gầm sàn với ý nghĩa báo tin tạ ơn
các vị thần thổ công, thổ địa và trên sàn với ý nghĩa báo cáo tổ tiên.
Sau khi thầy tạo cúng song là đến gia đình, trong ngày mừng
thọ tất cả con cháu trong nhà đều phải ở nhà, tất cả mọi người sẽ nghe thầy tạo
đọc lời cúng cùng tiếng trống chiêng trong mỗi câu lễ. Lễ vật chuẩn bị trong
mâm cần có đôi gà- vịt , thủ lợn và bốn chân lợn, bánh dày, rượu, hoa quả.
Đối với bản thân người được mừng thọ thì trong suốt quá
trình diễn ra nghi lễ không được ra ngoài mà phải ở trong buồng cùng một mảnh vải
trắng đã được chuẩn bị sẵn, mảnh vải này sẽ được gấp lại làm 9 đối với phụ nữ
và gấp làm 7 với đàn ông, cho tới khi cúng xong con cháu vào đưa ông bà ra mang
theo mảnh vải đó dùng để dùng làm ngồi chỗ để con cháu thể hiện lòng thành kính
, sự báo hiếu với ông bà bằng các nghi lễ như bón cơm, nước.
Ngoài ra những người hàng xóm khi xang chung vui cũng có thể
mang theo quà biếu là những sản phẩm đơn sơ mộc mạc của gia đình như gà, gạo,
bánh dày, vải đỏ…
Bánh dầy là một trong những thức ăn quý của người Tày vừa
dùng trong các lễ cúng vừa làm quà biếu nhau trong các dịp lễ lạt
Trong ngày lễ quan trọng này, vai trò của những chàng rẻ
càng được thể hiện rõ khi họ có nhiệm vu là phải dựng một cái cổng gỗ hay còn gọi
là cái khoăn thật đẹp mang ý mừng thọ, tiếp sức đón đưa cho bố mẹ, ông bà của vợ
mình tuổi già. Và chuẩn bị lễ gồm 2,5 m vải đỏ cùng đôi gà, vịt, bánh giầy, rượu
để nhờ thầy cúng làm lễ cho bố mẹ mình. Bên cạnh đó họ còn phải tự đan những
chiếc giỏ bằng vốc tay, cho thóc khô, tiền giấy, vải đỏ vào chiếc giỏ và treo
lên nóc nhà sàn và nóc cống gỗ.
Tuy cõ những nét khác nhau về vùng miền, cách tổ chức nhưng
điểm chung của nghi lễ vẫn luôn là một nét văn hóa truyền thống đáng quý báu của
dân tộc Tày nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam ta nói chung về truyền thống
uống nước nhớ nguồn.
Bùi Thị Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét