Có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, nghề chạm bạc là một
trong những nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc Dao ở Hà Giang.
Chạm bạc là một nghề truyền thống lâu đời của người Dao ở
Hà Giang nói riêng và người Dao khu vực phía Bắc nói chung
Tuy đã có lịch sử từ lâu đời nhưng để có thể tìm kiếm những
gia đình truyền thống còn lại với nghề này thì chỉ có thể tìm đến những huyện
thuộc vùng sâu vùng xa của Hà Giang như huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên,
Yên Minh, Mèo Vạc…
Qua dòng thời gian, xã hội ngày càng phát triển đổi mới
cũng là lúc những người con dời xa quê hương thân yêu để lập nghiệp, và tại cao
nguyên đá này đây cũng không phải là một điều ngoại lệ, chính vì vậy nghề chạm
bạc trở nên không phát triển và đang có nguy cơ bị mai một, duy chỉ có một số
người cao tuổi sinh sống ở nơi đây mới còn giữ lại được nghề truyền thống của
ông bà tổ tiên để lại.
Những sản phẩm chạm bạc nổi tiếng của họ chắc hẳn bạn cũng
biết tới khi ghé những phiên chợ vùng cao, nó nổi tiếng bởi chất liệu và những
thủ pháp tinh xảo trên những bàn tay người thợ lành nghề đó là các loại vòng bạc,
loại có trang trí, chạm khắc xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông,…
Tất cả được tạo nên chỉ từ những phương tiện gia công thô sơ như đe, búa, kìm,
nỉa bằng cách sử dụng vầu tẩm vào giẻ cho vào ống vầu, ống trúc rồi đốt lửa
lên, thổi bằng miệng.
Người Dao nổi tiếng có những sản phẩm chạm bạc đẹp hơn hẳn
cũng bởi cách thức lạ khi thể hiện trên hình khối, dáng vẻ của sản phẩm, các
hoa văn tinh xảo cùng lối thể hiện đầy nghệ thuật của nghệ nhân khi tận dụng đặc
tính phản quang của chất liệu bạc đã thể hiện phần nào tính cách, tài năng,
tính cẩn trọng trong công việc cũng như sự điêu luyện của nghệ nhân khi làm việc
trong môi trường đòi hỏi sự tỉ mỉ – hoàn hảo tối đa để đem lại thành phẩm tuyệt
vời nhất.
Ngay cả khi ngắm nhìn những cô gái người dân tộc Dao thì chắc
hẳn ta cũng nhận ra những thiếu nữ này đeo rất nhiều vòng – đồ trang sức bạc trên
người hay khi cô gái về nhà chồng thì đồ bạc cũng đươc xem như là một món của hồi
môn không thể thiếu mang những ý nghĩa quan trọng về bản sắc dân tộc.
Nông Minh Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét