– Các lễ hội sơn la thể hiện nét đẹp ở vùng
núi, cầu chúc bình an, làm ăn thuận lợi, bên cạnh tổ chức lễ hội còn có một số
trò chơi trong không gian sôi động, các lễ hội ở đây cũng là một tiềm năng du lịch
rất lớn ở sơn la.Bên cạch lễ hội ở sơn la thì du lịch sơn la cũng là một điểm đến rất
thú vị, các bạn có thể dã ngoại, khám phá các địa điểm du lịch sinh thái, các
di tích cổ hay khám phá các hoang động với những bạn thích mạo hiểm thì rất tuyện.Khi
đến sơn la mà bạn không biết đến món ăn sơn la thì quả là một điều đáng
tiếc, các món ăn ở đây được chế biến rất hấp dẫn, mới lạ.
I.Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Sơn La
Lễ hội cầu an
– Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu
tháng 2 âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên Đán), tại Thuận Châu, Mộc Châu gắn với
tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh.Lễ hội cầu an cho bản mường (xên bản,
xên mường) của người Thái, đặc biệt là người Thái Mai Châu, Thuận Châu, Mộc
Châu, người Mường… là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng
đồng người ở Tây Bắc. Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm
linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy,
nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đồng bào ở địa
vực lớn (bản, mường).
– Thường thì người ta tổ chức lễ cầu an cho mường trước,
sau đó lần lượt làm lễ hội cầu an cho bản hoặc liên bản. Chính vì thế, ngày
nay, qui mô lễ hội (to hay nhỏ, kéo dài
hay thu gọn… ) một phần lớn tùy thuộc vào thời tiết liên quan
đến sự được mất của mùa màng năm tới, nhưng còn phụ thuộc vào sự được mất, nhiều
ít của mùa màng vừa rồi, sau khi thu hoạch.
– Lễ hội này được tiến hành ở đầu nguồn nước thuộc một bản
được chọn (thường là bản Mòn). Đây là nguồn nước thiêng, gần rừng thiêng, nơi
cư trú của thần thuồng luồng đầy uy lực. Ở người Thái Mai Châu, thì lễ hội lại
được tổ chức ở bãi rộng gần đình như các lễ hội ở châu thổ, đồng bằng. Có nơi,
người ta tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở
vườn và ở đầu ruộng.Thường thì ngay từ dịp tết Nguyên Đán, mọi thứ dùng cho lễ
hội đã chuẩn bị xong. Lễ hội thường kéo dài trong ba ngày (có nơi hai ngày một
đêm, có nơi một ngày một đêm). Nghi lễ cúng viếng cơ bản là hiến sinh trâu (nơi
là một cặp trâu đực to, trắng – đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn).
Ở Mộc Châu, trong lễ xên bản, xên mường, người ta hiến tế cặp trâu đen – trắng
cỡ từ mười tuổi trở lên. Hai trâu, nhưng trâu trắng mới thực sự mang năng lượng
thiêng để thành lễ vật tế thần (ở đây là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất
dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngược). Có lẽ nghi thức thờ, hiến sinh
hai trâu là mới hơn nghi thức hiến sinh một trâu mộng rất phổ biến. Bởi theo bà
con cho biết, trước kia, dân một mường khác phải đem trâu trắng và các đồ cúng
lên cúng tại bản Mòn này. Từ đó nảy sinh lễ cúng liên mường (xên liên mường) mà
đồ cúng và trâu hiến sinh tăng thêm về số lượng. Suy tưởng này, thực ra mới chỉ
là giả thiết.
Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen
– Lễ hội “Xên Mường” hay còn gọi Lễ hội Hoa Ban tại “Đông
xên” bản Mé, xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La được tổ chức vào ngày 31/12.Trước
đây cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch xong mùa màng, với
quan niệm của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con người,
mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết vượt khó khăn, giúp
nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
– Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là tại một cánh rừng
già được gọi là “Đông Xên”. Lễ vật gồm mổ trâu, lợn, gà, sản vật, thóc gạo, hoa
quả.Lễ hội gồm các nghi lễ: Lễ rước Nàng Tánh về dự hội, bà Một cúng cầu may, lễ
đi qua cầu Mường; lễ té nước cầu phúc. Phần lễ trong Xên Mường (cúng bản mường)
gồm ông mo, bà “một” (người khấn vái chính) gọi “mời” các vị thần linh như thần
sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn
người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong
bản mường đã mất về dự, “ăn”, nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ.
– Phần hội được diễn ra ngay sau phần cúng lễ kết thúc, gồm
các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, tó má lẹ (một trò chơi dân
gian), trò chơi đánh chân đánh đầu, múa xoè bên đống lửa, tổ chức dân ca dân
vũ, thăm hỏi, chúc tụng nhau. Tổ chức giao lưu văn hóa – văn nghệ, thi đấu các
trò chơi dân gian giữa các xã, phường, thưởng thức ẩm thực các món ăn dân tộc.Lễ
hội đã thực sự cuốn hút được đông đảo quần chúng bởi nhiều tiết mục ca-múa-nhạc
đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống được các đội văn nghệ không chuyên
đem đến giao lưu biểu diễn. Kết thúc đêm hội, mọi người được hòa chung vòng xòe
đoàn kết, uống rượu cần trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng.
Lễ hội chọi trâu Phù Yên
– Lễ hội chọi trâu huyện Phù Yên là nơi gặp gỡ, giao lưu của
nhân dân các dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, góp phần giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, đồng thời khuyến khích phong trào chăn nuôi đại gia súc, xây dựng huyện
vùng cao Phù Yên ngày càng đổi mới và giàu đẹp
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai
– Cộng đồng dân cư ở Quỳnh Nhai chủ yếu là người Thái, sinh
sống bằng nghề chính là trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá. Bởi vậy
từ bao đời nay, bà con rất gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường
ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và trong
lao động sản xuất. Theo quan niệm của bà con, những ai giỏi chèo thuyền là người
có khả năng chinh phục sông nước và thuận lợi hơn trong làm ăn, sinh sống. Từ
đó, trong bản làng đã hình những cuộc đua thuyền quy mô nhỏ và dần dần trở
thành những lễ hội văn hoá truyền thống của vùng đất này.
– Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai là một hình thức sinh hoạt
văn hoá cộng đồng hết sức độc đáo và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của dân tộc. Lễ hội có ý
nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương
thân tương ái, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn lên
trong cuộc sống. Mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song những ấn tượng
và dư âm tốt đẹp của lễ hội còn mãi đọng lại trong trái tim và suy nghĩ của những
người tham dự để cùng nhau hẹn ước đến mùa lễ hội sau.
Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên
– Lễ hội Mơi được tổ chức vào dịp đấu xuân, khi mọi việc đồng
áng đã kết thúc (khoảng mồng 5 tết). Ý nghĩa cầu cho mọi người khỏe mạnh, mưa
thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường no ấm, đoàn kết vượt qua khó khăn,
giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Lễ hội Mợi là dịp để người dân
được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, làm giàu chính đáng,
nuôi dạy con cái trưởng thành và động viên nhau xây dựng bản mường ngày một tốt
hơn. Các con nuôi cám ơn thầy Mợi đã chữa bệnh cứu người mang lại hạnh phúc cho
mọi nhà bằng những cây thuốc nam gia truyền.
– Lễ hội Mợi gồm phần lễ và phần hội được
tổ chức đan xen nhau. Phần lễ do thầy Mợi và các con hầu đảm nhiệm. Phần hội có
sự hướng dẫn của thầy Mợi và sự tham gia của các con nuôi, bà con dân bản. Lễ hội
Mợi diễn ra trong thời gian một ngày. Từ sáng sớm, thầy Mợi và các con hầu đã
chuẩn bị các mâm lễ cúng. Vào lễ, thầy Mợi dùng lời hát đang, hát ví truyền thống
của người Mường mời tổ tiên Mợi từ trên trời xuống trần gian, sau đó mời tổ
tiên bên nội, tổ tiên bên ngoại, thần thổ địa, thần sông, thần núi cùng với tổ
mợi về hưởng lễ, hương hoa, phù hộ cho con cháu, bản mường khỏe mạnh, làm ăn
phát đạt. Sau khi cúng xong Tổ Mợi, các con nuôi mang các mâm lễ đến để dâng
lên tạ ơn thầy Mợi, thầy Mợi tiếp tục làm lễ cầu cho các con nuôi của mình khỏe
mạnh, gia đình hạnh phúc, ăn nên làm ra.
– Cúng mời tổ mợi và cầu phúc cho các con nuôi xong, thầy Mợi
và các con hầu chuyển sang múa mợi. Các điệu múa được thể hiện trong lễ hội Mợi
bao gồm: Múa xòe, múa khăn, múa trầu, múa kiếm, múa trồng bông dệt vải.Các điệu
múa này vừa thể hiện tập quán truyền thống, vừa thể hiện các lễ nghi nông nghiệp.Các
con hầu dỗ các ống tre xuống và gõ vào nhau, thổi khèn bè tạo nền nhạc rộn ràng
cho các điệu múa.Vừa múa, bà Mợi vừa đi vòng quanh các con nuôi và bà con dân bản,
bà dùng khăn quàng vào cổ mọi người để mời bà con dân bản vào cùng múa với thầy
mợi và các con hầu. Điệu múa Mợi của người Mường vừa uyển chuyển, nhịp nhàng, vừa
mạnh mẽ, say sưa. Càng về trưa thì số lượng người múa càng đông, tiếng nhạc
càng rộn ràng. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, buổi chiều các điệu múa lại được tiếp
tục. Bên cạnh điệu múa là các trò chơi được diễn ra: bói hoa, ném còn, kéo co,
đánh chó, đánh chuyền, đánh quay, nhảy lò cò, chơi bi, đánh quay, chơi ô ăn
quan, nhảy dây, đánh yến…Các trò chơi dân gian diễn ra hào hứng, vui vẻ, thu
hút được mọi lứa tuổi cùng tham dự.
– Lễ hội Mương A Ma là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc
nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể
lành mạnh, góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục
truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng
người dân theo những cái thiện, xa rời cái xấu.
Lễ hội Xen Pang Ả dân tộc Kháng
– Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số cư trú
lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Đến nay, đồng bào Kháng vẫn còn duy trì được một
số lễ nghi nông nghiệp như lễ Xíp Xí, lễ mừng cơm mới. Tuy nhiên tiêu biểu nhất
vẫn là Lễ hội Xen Pang ả, do Pa ả (thầy cúng) tổ chức. Lễ hội Xen Pang Ả được tổ
chức với quy mô lớn, gồm nhiều bản, và cứ 2 hay 3 năm được tổ chức một lần vào
khoảng từ tháng 10 tới tháng 12. Lễ hội được tổ chức với mục đích mời các “ma
nhà”, “ma bản”, “ma trời” hưởng lễ vật và những người được Pa Ả chữa cho khỏi bệnh
(được coi là con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn, đồng thời để Pa Ả cầu chúc cho hồn
vía các con nuôi lành mạnh, không hay ốm đau, làm ăn phát tài.
– Trong các bản của đồng bào dân tộc Kháng
thường có một Pa ả chuyên làm việc cúng lễ cho dân bản. Pa ả là người thông
minh, thuộc nhiều bài cúng và biết cách chữa bệnh thông thường, biết một số ảo
thuật và biết nhiều điều mà người khác không biết. Có thể gọi họ là những trí
thức dân gian, họ rất có uy tín, được dân bản tin và làm theo.Lễ hội Xen Pang Ả
ngoài phần lễ cúng cầu xin, còn là nơi nhân dân diễn lại các công việc nương rẫy,
thu hái lâm sản trong đời sống thường nhật, thông qua các trò diễn; chơi các
trò chơi dân gian; hát đối đáp giao duyên; múa ống, múa khăn.
– Xen Pang Ả là ngày hội lớn, vô cùng có ý nghĩa đối với đồng
bào dân tộc Kháng. Đây là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu
nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm. Đây cũng là dịp
để cộng đồng người Kháng vui chơi thư giãn, sau những tháng ngày lao động vất vả,
một nắng hai sương. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để lớp thanh niên chưa vợ chưa
chồng tìm hiểu, hẹn hò nên vợ thành chồng, bởi vậy lễ hội Xen Pang Ả còn có ý
nghĩa trong việc tái tạo cộng đồng dân tộc.
Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú
– Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La,
đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh
Nhai, Sông Mã. Người Khơ Mú xưa rất nghèo, chủ yếu làm nghề nông trồng lúa cạn
với nhưng có một đời sống văn hóa hết sức độc đáo. Lễ hội Mah grợ cùng với điệu
múa Vêlr guông là một sản phẩm văn hóa tinh thần, tâm linh có nguồn gốc, cổ
truyền từ xa xưa. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 tháng 9 âm lịch hàng năm có ý
nghĩa tổng kết vụ mùa năm qua và khai mở một vụ mùa năm tới.Người Khơ Mú bắt
tay làm nương, phát cây, dẫy cỏ tháng giêng, tháng hai đến tháng ba, tháng tư
âm lịch là đốt nương gieo trồng hạt xuống đất. Họ làm lễ PALR HMAL PHLƯA – Lễ
xin lửa với hồn bếp. Tháng ba, tháng tư thời tiết thất thường, có năm hạn làm
cây lúa khó mọc, các cụ già trong bản thường xui trẻ em và bọn con trai, con
gái làm trò cầu mưa.
– Bước sang tháng tám, tháng chín âm lịch,
cây lúa đã trổ bông. Bà con chủ nương trong vai “Mẹ lúa” lên nương cắt những
bông xanh làm cốm, bông vàng đem về luộc chín, khơi khô mới giã, làm gạo luộc
thóc non, cốm và gạo non (thóc luộc) giành để làm lễ MAH QUAI: (Mah làm ăn,
Quai là khoai) ý nghĩa là dâng cơm, lúa non cho tổ tiên, ma nhà, nhà nào năm
nào cũng phải làm lễ Mah Quai, nhưng trong bản không tổ chức ăn cùng ngày, các
gia đình còn tránh ngày kiêng lửa.Tiếp đó, trong bản những gia đình kinh tế khấm
khá sẽ thay nhau làm lễ hội Mah grợ và chỉ có làm lễ mah grợ với múa Velr
guông. Mah grợ là một lễ hội vui của bản. Tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, ít dân tộc
nào còn giữ được, nhưng đúng với bản chất của tộc người sống bằng nghề nương rẫy
lâu đời.
– Trong nghi thức phần lễ sẽ có mâm cúng tổ tiên là ba con
gà. Lúc cắt tiết, cắt mỏ con thứ nhất, tiết ở mỏ gà bôi vào đầu gối của những
người trong nhà, nói khấn: “Do bò trèo đèo núi làm nương, đầu gối yếu mềm, nay
sửa lại cho mạnh, cho cứng”. Cắt tiết con thứ hai, quệt tiết gà vào bồ thóc, rổ
khoai, nói khấn: “Thóc năm nay tốt sang năm khoai thóc tốt hơn”. Cắt tiết con
gà thứ ba đem xuống dưới gầm sàn bôi vào đầu con trâu, con trâu được phủ miếng
vải khuýt, vải trắng trên lưng và hai sừng buộc hoa rừng vào cặp sừng. Ông chủ
nói khấn: “Trâu ơi, trâu phải khỏe, đẻ nhiều con, tinh phải cứng, hổ phải sợ,
sang năm trâu giúp ta làm nên cửa nhà, giàu có…”.
Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha
– La Ha là dân tộc ít người, định cư nhiều ở Sơn La, Lai
Châu..Lễ hội dâng hoa măng (Pang A Nụn Ban) của dân tộc La Ha có từ rất lâu đời,
nhằm cảm tạ những người thầy lang chữa khỏi bệnh. Đây cũng là một sinh hoạt văn
hóa cộng đồng lớn nhất hàng năm của dân tộc La Ha bởi số lượng người tham gia
lên tới hàng trăm người với quy mô không phải một xã, một bản mà có thể tới các
xã, sang cả huyện khác. Họ đến đây để gặp nhau, giao lưu văn hóa – văn nghệ,
trao đổi về tình hình bệnh tật và kinh nghiệm chữa chạy. Lễ hội được tổ chức
vào trước ngày rằm hàng tháng trong mùa xuân.
– Mùa xuân là mùa măng đắng khi cây tre
lên măng. Ở Tây Bắc thường ít mưa, nên khi măng đội đất lên thì ăn rất đắng.
Sau khi gặp mưa đầu mùa thì loại măng này chuyển dần sang ngọt. Măng đắng là
món ăn đặc sản của dân tộc La Ha và là loại thuốc gia truyền của thầy lang.
Trùng vào mùa măng đắng mọc còn có hoa Mạ Rệ nở trong rừng. Đây là họ cây cổ thụ,
to cao, lá to dài, hoa thành từng chùm màu vàng đỏ. Loại hoa này ăn được và có
mùi thơm như nước hoa. Đây cũng là vị thuốc trong bài thuốc của thầy lang nên
khi tổ chức lễ hội dâng hoa măng cần phải có măng đắng và hoa Mạ Rệ.
– Lễ hội gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ cảm tạ đất trời tổ
tiên, sông núi đã phù hộ cho dân tộc La Ha mạnh khoẻ, ít ốm đau và mách bảo cho
dân tộc La Ha có các loại thuốc lá chữa bệnh. Phần hội sôi động vui vẻ, khẳng định
được tính sáng tạo. Các điệu múa xuất phát từ lao động, những công việc hàng
ngày rất gần gũi với dân tộc La Ha, đồng thời khẳng định dân tộc La Ha luôn cầu
cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, bản làng ít bệnh tật, dòng tộc phát
triển hạnh phúc.
Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun
– Trên dải đất biên giới Việt – Lào ở Sơn La, ngoài các dân
tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định
cư lâu đời. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân sang, sau dịp tết Nguyên Đán,khi hoa đào
đã vãn, hoa ban đã nở trắng sườn non, măng đắng đã mọc ngoài rừng, cũng là dịp
bà con Xinh Mun, từng nhà từng nhà tưng bừng tổ chức lễ hội Ksai Sa Típ, nghĩa
là Lễ hội Lộc hoa, cầu lộc, cầu mùa, cầu phúc, cho con người mạnh khoẻ, mùa
màng tốt tươi.
– Lễ hội lần lượt tổ chức từng nhà, mỗi bản có bao nhiêu
nhà là có bấy nhiêu ngày hội, lễ hội kéo dài, nhưng không bao giờ diễn ra khi
hoa ban đã tàn, măng đắng đã mọc cao, vì khi ấy mùa làm nương (đầu tháng 4
dương lịch) đã bắt đầu, để không ảnh hưởng đến sản xuất.
Lễ hội Gội đầu
– Lễ hội gội đầu hay còn gọi là lễ hội Lúng Ta. Đây là lễ hội
của đồng bào dân tộc Thái trắng thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, xã Ngọc
Chiến (huyện Mường La) tỉnh Sơn La.Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần vào đúng
ngày 30 tết, tức là ngày cuối cùng trong năm. Người Thái quan niệm, gội đầu là
để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bênh tật, điều không may mắn của năm
cũ theo dòng nước (sông, suối) trôi đi, đi mãi không lặp lại, đồng thời cũng là
cầu cho năm mới tốt lành, gặp điều may mắn, làm ăn phát đạt.
– Để lễ hội có thể diễn ra thì trước đó
hang tuần các gia đình vo gạo nếp để lấy nước gạo. Nước gạo được đổ vào nồi cất
giữ cả tuần hoặc có thể lâu hơn, sao cho càng chua càng tốt. Đây là nước gội
dành cho đàn bà con gái. Còn đàn ông nước gội là bồ kết.
Photo
– Khi buổi lễ bắt đầu, người đứng đầu bản hoặc là thầy mo dẫn
đầu đoàn người theo hàng đi ra bờ sông. Họ cầm theo nước gội đầu và một cành lá
xanh dùng cho nghi thức gội đầu.
Hoàng Thị Khuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét