Rượu Táo Mèo và tác dụng

Thời gian gần đây ruoutaomeo.com nhận được rất nhiều câu hỏi của các du khách du lịch về tác dụng của quả táo mèo, điển hình như: ” Khi tôi du lịch lên Sa Pa, thường thấy người dân địa phương bày bán các sản phẩm liên quan đến quả sơn tra như rượu, ô mai, mứt, dấm…cho du khách. Không biết loại quả đặc sản này có nguồn gốc thế nào, và nó có phải có nhiều tác dụng chữa bệnh như người ta thường nói không? Cụ thể là công dụng của nó ra sao? Và có phải ai cũng dùng được không?”.

Với các thắc mắc như trên hôm nay ruoutaomeo.com xin giới thiệu và làm rõ về loại cây nói trên.
NGUỒN GỐC CỦA CÂY TÁO MÈO
Thứ nhất, quả sơn tra không phải là đặc sản duy nhất ở Sa Pa nó thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc khác nữa như Lai Châu, Yên Bái, Sơn La,…Trồng ở nơi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, mọc tự nhiên hoang hóa trên rừng cao không có người chăm sóc.
Tiếng địa phương của nó là ” chi tô di ” tên gọi mà người dân tộc Mông nơi đây hay gọi, còn tê khoa học của nó là Docynia india Dec thuộc một trong các loại của họ Rosaceae ( Hoa hồng ).
Về đặc điểm hình dáng và kích thước, nó là loại cây vừa với chiều cao trung bình khoảng từ 6-7m, khi cây còn non nó có tán lá đa dạng thường mọc dưới dạng so le nhau. Lá của cây táo mèo thường xẻ từ ba đến bốn thùy, có răng cưa xung quanh không đều nhau. Còn với loại cây trưởng thành là dài từ 6-9 cm, hình bầu dục, rộng từ 3-5 cm, mép khía răng ít.
Đến tháng ba là mùa ra hoa, trên cây tràn ngập những một màu trắng của những cánh hoa từ ba đến bốn cánh, nhị vàng với số lượng từ 30-40 nhị. Tầm tháng 7- 11 là mùa quả, với hình dáng hình cầu, kích thước đa dạng từ 3-4cm gọi là táo bi và 6-7cm gọi là táo to, khi trái chín có màu hồng phấn hoặc vàng trong, mùi rất thơm và ăn có vị chua chua chát chát.
Đến mùa thu hoạch, người dân tộc nơi đây đi thu gom quả chín ở trong rừng già đem bán cho lái buôn hoặc xuất sang Trung Quốc để làm thuốc.

Quả táo mèo

TÁC DỤNG CỦA QUẢ TÁO MÈO
Qua các nghiên cứu khoa học, quả sơn rừng cho thấy có rất nhiều tác dụng. Nên nó được sử dụng cả trong Tây Y và Đông Y, nhưng mỗi lĩnh vực lại sử dụng nó với mục đích khác nhau. Ví như trong Tây Y sử dụng nó với tác dụng chủ yếu hỗ trọ cho hệ tuần hoàn ( mạch máu và tim ) . Còn trong Đông Y lại sử dụng vì tác dụng tốt của nó cho hệ tiêu hóa.
Trong mỗi lĩnh vực cũng khác nhau công dụng của quả táo mèo lại khác nhau, Đông y thường đem quả thái lát mỏng phơi khô rồi sắc thuốc cùng với các vị thuốc bắc khác. Nhưng nó lại được dùng dưới dạng cồn thuốc hoặc cao lỏng trong Tây Y để uống ngày 3-4 lần mỗi lần 20-30 giọt.
Theo các thầy thuốc trong Đông Y truyền thống thì sơn tra có tính tỳ, vị , can , hơi ẩm lại chua ngọt nên có tác dụng tốt cho kích thức, sát trùng, tiêu tan ứ huyết. Ngày xưa, nó được dùng để hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt là tiêu các loại thịt
Theo lịch sử ghi chép lại, danh y Lý dưới thời nhà Trần đã khẳng định rằng khi luộc gà giai, già và cứng với vài miếng sơn tra sau khi thịt chín thì thịt sẽ mềm và dễ nát hơn, từ đó cho thấy tác dụng nhục tích của nó.

Quả táo mèo

Ngoài các công dụng theo kinh nghiệm truyền thống trên, thì các xét nghiệm hiện đại cho thấy thêm rằng:
Táo mèo còn giúp tăng cường hệ miễn dịch với dịch thể và dịch tế bào
Giúp chống oxy hóa
Bổ trợ cho hệ tim mạch: Hạ cholesteron trong máu, hạ huyết áp, giãn các mạch màu và tăng cường nhịp đập của tim
Ức chế các loại trực khuẩn hay các loại tụ cầu nguyên nhân gây bệnh
Ngăn cản các hại khuẩn gây ung thư, bảo vệ gan khỏi bị xâm thực trước các độc tố, giúp co tử cung với phụ nữ sau đẻ.

Hi vọng, với các hiểu biết trên sẽ làm hài lòng câu hỏi của quý khách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét