Người Tày ở Sapa (Hoàng Minh Thắng)

Phụ nữa người Tày gặp nhau trao đổi kinh nghiệm về dệt thổ cẩm truyền thống

theo sử sách có ghi lại người Tày đến việt nam từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tộc người này thuộc ngôn ngữ Tày – Thái, nhóm người này kéo dài từ miền nam trung quốc đến Việt bắc – Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào thậm chí còn kèo dài sang tận Ấn Độ, du canh du cư đến Sapa họ sống tập trung ở một xã hạ Huyện Sapa như bản Bản hồ, Thanh Phú, Nậm Sài là những vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nơi nhiều sông suối thuận tiện cho việc đánh bắt cá và trồng cấy lúa nước.

Đặc điểm kinh tế: Nguồn kinh tế chú yếu phát triển trồng lúa nước và sắn phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngoài ra, việc trồng dâu nuôi tằm từ lâu đã phát triển mạnh, các ngành nghề thủ công như đan lát các vật dụng mây, tre, rèn công cụ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và gia đình. 
Tổ chức cộng đồng: Đặc thù của bộ tộc thường chọn những vùng nước trũng, thung lũng và vùng đất bằng phẳng để canh tác thuận tiện, người tày đánh cá rất giỏi. có lũy tre xanh bao bọc xung quanh. Tính cộng đồng của bản xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày…
Hôn nhân gia đình: Con trai là trụ cột gia đình nên, trong gia đình người con trai luôn được yêu quý nhất, tục ở ngày nay không còn xuất hiện nữa 
Cưới xin: Nam, nữ tự tìm hiểu yêu đương nhưng việc cưới được nhau không thì cần phải nhờ vào số mệnh của bố mẹ, khi đã có ý muốn cưới nhà trai xin lá số của cô gái xem có hợp hay không, phụ nữ sau khi cưới ở nhà bố mẹ đến khi gần sinh thì về nhà chồng.
Sinh đẻ: Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc hại.Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ.
Thờ cúng: Người tày đặc thù là ở nhà sàn, bàn thờ luôn đặt chính giữa nhà nằm trên tầng hai của nhà sàn,  ngày 3/3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của người Tày.
Văn hóa: Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của ngườiTày. Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc. 
Lễ tết: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước. 
Trang phục: Khác với các dân tộc khác kể cả trang phục nam hoặc nữ, trang phục người Tày không nhiều họa tiết, đàm ông áo dệt quần ống xuông đầu đội mũ lồi, phụ nữ áo đệt nhuộn chàm quần xa tanh đầu đội khăn xếp. 

Hoàng Minh Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét