Những người phụ nữ mông bên chảo ngô
|
Cao nguyên đá Hà Giang một vùng đất đẹp như trong huyền thoại
hiện lên trước mắt du khách là cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, những điệu múa
xòe bốc lửa của những người con gái Mông trong bộ váy dân tộc truyền thống đầy màu sắc. Và
không thể không nhắc đến danh tửu nổi tiếng nơi đây rượu ngô hà giang, đặc
sản của cao nguyên đá làm vương vấn thực khách tới nơi đây.
Rượu ngô cao nguyên đá hà giang
RƯỢU NGÔ HÀ GIANG SỨC MẠNH TINH THẦN
CỦA CAO NGUYÊN ĐÁ
Chỉ có đặt chân tới nơi đây ta mới thấu hiểu và cảm nhận hết
sức sống mãnh liệt của vùng đất này, mới thấy hết được giá trị của chén rượu ngô qua một quy trình nấu rượu công phu của
đồng bào. Một mảnh đất với diện tích chỉ có 1/4 là đất còn lại hầu hết được bao
phủ bởi đá, chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi: ” đồng bào dân tộc ở đây sống thế
nào phải không?”
Người dân tộc H'Mông rất mến khách
Ấy thế mà đất đá nơi đây lại bị khuất phục bởi chính những
bàn tay chăm chỉ của cộng đồng dân tộc Mông, họ là làm nên những điều kỳ diệu
làm cho sỏi đá phải nghe lời. Bà con đã gùi từng gùi đất lấp vào các hốc đá tai
mèo để gieo trồng tạo nên cánh đồng ngô tốt tươi. Chính vì thế mới có câu
tục ngữ rằng: ” Sống trên đá – Chết vùi trong đá”
Cuộc sống nơi đây là thế đó, mặc dù điều kiện thời
tiết khô hạn quanh năm, người dân vất vả vật lộn với từng hốc đá nhưng ông trời
cũng không phụ bạc khi những nương ngô năm nào cũng xanh tốt và cho sản lượng
thu hoạch cao. Vào vụ thu hoach những bắp ngô vàng ươm được chất đầy trong
gùi trên lưng mọi người mang về nhà,…Một phần ngô sẽ được gác lên mái dự trữ ăn
dần phần dư còn lại để đem nấu rượu hoặc bán lấy vật dụng gia đình.
Men hồng mi tạo nên hương vị rượu ngô bắc hà
Người Mông đi cày trên những mỏm đá
Ở cao nguyên này hầu như gia đình nào trong bản
cũng biết nấu rượu và nhà nào bao giờ cũng sẵn vài lít đến vài chum
rượu để uống dần và thiết đãi mỗi khi có khách quý. Nhưng chỉ có rượu ngô thanh vân là ngon nhất, để có được một mẻ
rượu ngon thì không phải nhà nào cũng nấu được vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều
công đoạn khác nhau. Công đoạn vất vả nhất vẫn là việc đi lấy nước và củi bời
vì nước ở cao nguyên đá này thường xuyên thiếu, còn việc kiếm củi thì không phải
mấy dễ dàng.
VĂN HÓA UỐNG RƯỢU NGÔ HÀ GIANG CỦA
NGƯỜI MÔNG
Rượu ngô hà giang có được hương thơm ngon, dịu ngọt, đậm đà
là do thứ men làm nên nó. Loại men đặc trưng làm từ lá cây rừng mọc tự nhiên
trên núi đá cao. Mỗi khi đến phiên chợ hay đặc biệt là các ngày lễ, tết là
người Mông háo hức rủ nhau xuống chợ.
Men bùng ngô trộn với kê
Nếu chú ý quan sát các bạn sẽ thấy cho dù đã xế chiều nhưng
đàn ông, đàn bà, trai gái và già trẻ vẫn ở lại trò truyện với nhau. Điều gì đã
níu chân họ đến vậy? Đó chính là rượu ngô, thứ để họ dốc bầu tình cảm
và tâm sự. Chỉ có những người dân vùng cao này mới vậy, không phải họ
rảnh rỗi mà bản thân họ rất trọng chữ tình, chữ tín và rượu ngô là cầu nối tình
cảm giữa mọi người với nhau. Họ có thể uống đến mức say mềm rồi ngủ trên vệ đường
vách đá hoặc lưng ngựa trên đường về.
Nếu có dịp, bạn hãy đến phiên chợ thưởng thức món thắng cố
đang bốc hơi nghi ngút nhâm nhi chén rượu để cảm nhận bầu không khí và mảnh đất
nơi đây.
Chảo ngô được luộc trước khi nấu rượu
Nhiều người thắc mắc tại sao người Mông uống nhiều rượu đến
vậy? có lẽ vì cao nguyên cực bắc của hà giang này với khí hậu mát lạnh quanh
năm nên khi nhiệt độ xuông thấp đặc biệt là vào mùa đông khi tuyết rơi, tạo
băng…hương vị của chén rượu ngô sẽ làm cho họ cảm thây ấm áp hơn và chống chọi
được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Hà Giang
Giữa tiết đông lạnh giá trong bầu không khí sương giăng mờ ảo,
ngồi trong phố đá quán cóc vỉa hè ăn một tô cháo ấu tẩu ( loại cháo nấu bằng củ
ấu tẩu chỉ có tại Hà Giang ) nóng hổi hay thưởng thức món thắng cố thơm lừng (
món ăn nấu từ thịt và lục phủ ngũ tạng của loại ngựa núi trộn với nhiều loại thảo
dược khác ), và nhâm nhi 1 chút rượu ngô hà giang mềm môi thì thật tuyệt vời
làm sao, cái cảm giác thú vị ấm lòng của một lữ khách nơi phương xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét