Coóng phù - món ăn nóng hổi ngày đông lạnh của người xứ Lạng (Hoàng Hà)

Trong ngày đông giá lạnh của vùng núi xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi xuýt xoa hít hà hương cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong cái dẻo dai của từng viên coóng phù.
Đến Lạng Sơn vào ngày lạnh, đừng quên ghé qua chợ Kỳ Lừa để nhâm nhi một bát coóng phù nóng hổi còn nguyên vị khói thơm. Thức quà giản dị nhưng nồng ấm của xứ Lạng cũng đủ để xua đi cái lạnh giá vùng núi miền cao.

Nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng ở Lạng Sơn (Hồng Vân)


Nhà trình tường của người Tày - Nùng Lạng Sơn gồm có 2 tầng. (Ảnh: Hồng Vân)

Xen lẫn giữa núi rừng biên giới xứ Lạng, những ngôi nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 
Con đường dẫn vào cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn) xanh mướt với những cánh đồng lúa và rừng cây, ngọn núi. Thấp thoáng dưới chân núi lúp xúp những ngôi nhà đất mái ngói âm dương gợi nên vẻ mộc mạc, thanh bình. 

Lễ cấp sắc cho bà Then của người Tầy (Kiêm Nương)

Thầy Tào cấp những vật thiêng trong nghề Then cho con Then

Để một người hành nghề Then được chứng nhận đủ khả năng tiến hành nghi lễ cúng bái, cầu an trong đời sống tâm linh của cộng đồng thì nghi thức cấp sắc lần đầu là một trong những nghi lễ chính của “Lẩu khai quang” (Đại lễ mở hào quang cho người làm Then).

Làng làm ngói của người Tày miền sơn cước (Đàm Minh Phiếu)

Nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn và được bao bọc bởi những cánh đồng lúa xanh mướt, từ lâu đồng bào dân tộc Tày thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó với nghề làm ngói thủ công truyền thống.

Làng Quỳnh Sơn - Bắc Sơn (Hoàng Sa Vẳn)

Làng Quỳnh Sơn có tên gọi chính thức là Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, nằm sát trung tâm huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nơi người Tày sinh sống lâu đời với bề dày truyền thống, trở thành điểm đến lý tưởng để bạn trải nghiệm các bản sắc văn hóa địa phương, giữa khung cảnh làng quê yên bình và thiên nhiên tươi đẹp.

Món ăn ngày Tết của người Tày, Lạng Sơn (Hoàng Kim Lân)

Món lợn quay

Món ăn trong ngày lễ tết của người Tày ở Văn Lãng (Lạng Sơn) đã và đang trở thành ẩm thực đặc trưng của vùng xứ Lạng, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ khao tổ của người Tày Lạng Sơn (Minh Thắng)

Lễ khao tổ là dịp để người Tày (Lạng Sơn) ôn lại nét đẹp trong phong tục của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ, đồng thời thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng…
Lễ khao tổ là dịp để người giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ. Ảnh: Internet
Đối với mỗi người dân Việt Nam, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong tâm thức lối sống của mỗi gia đình, dòng họ. Tuy nhiên sự đa dạng về văn hóa vùng miền, mỗi dân tộc lại thể hiện đạo lý ấy ở những nghi lễ khác nhau.

Lễ Óc Thó của dân tộc Tày ở Lạng Sơn (Hoàng Văn Hương)

Già làng chuẩn bị nghi lễ cúng thần thổ địa.

Lễ Óc Thó là lễ cúng thần thổ công, thổ địa. Theo quan niệm của đồng bào, trong năm nhất định phải tổ chức nghi lễ trên. Nếu vì lý do nào đó không thực hiện được thì năm đó, cuộc sống dân làng sẽ khó khăn, mùa màng thất bát, con người đau ốm, lợn, gà khó nuôi...

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày (Hoàng Thị Lân)

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Ảnh minh họa)


Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

Những đổi thay từ ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Lạng Sơn (Lý Quỳnh)

- Nhà sàn chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày Lạng Sơn. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế đã kéo theo những biến đổi về đời sống xã hội, khá nhiều ngôi nhà sàn có cấu trúc truyền thống được xây dựng, đổi mới,dẫn đến sự đan xen giữa nét kiến trúc truyền thống - hiện đại.

Sắc chàm Thiện Thuật (Lâm Như)

nhuộm vải chàm

- Một trong những nét đặc sắc của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn là sắc áo chàm của người Tày, Nùng. Ở xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, nhiều người dân vẫn nhuộm vải chàm thủ công và trong các dịp lễ, hội, cưới hỏi… họ vẫn mặc áo chàm truyền thống của dân tộc mình.

Mời bạn đến với Lạng Sơn thưởng thức bánh Ngải của dân tộc Tày (Hoàng Minh Thắng)

Bánh ngải cứu của người Lạng Sơn

Bánh Ngải là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Trước đây khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thì bánh Ngải thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng lúa mới, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày. Ngày nay khi mà đời sống của các dân tộc ở các vùng núi được nâng cao hơn thì người dân tộc Tày lại dùng bánh Ngải như một món bánh thực phẩm hàng ngày, vừa để làm thương phẩm lại vừa làm bánh ăn trong những ngày nông nhàn.

Người Tày Nùng Lạng Sơn (Hoàng Thu)

Một góc bản làng của người Nùng

Lạng sơn – một mảnh đất biên cương đầy nắng gió, nơi 7 dân tộc anh em (tày, nùng, dao, hoa, …) cùng chung sống. Nhưng trong số đó thì người tày, nùng là chiếm phần nhiều hơn cả.
Người Tày Nùng phân bố hầu hết 11 huyện của tỉnh Lạng Sơn, họ thường sống tập chung thành làng, bản. Sống ở các vùng thung lũng, sườn núi, nơi thuận tiện cho giao thông đi lại. Nhà ở chính của người Tày Nùng là nhà sàn và nhà trình tường.

Múa sư tử, nét văn hóa của người Tày, Nùng xứ Lạng (Hùng Tráng)

Múa sư tử của đồng bào Tày tại lễ hội Lồng Tồng xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Múa sư tử của người Tày, Nùng ở xứ Lạng, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Lồng Tồng mà còn trong các dịp lễ, Tết Trung thu, rằm tháng giêng, mừng gia chủ có nhà mới. Múa sư tử là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây.

Lễ hội mặt nhọ của người Tày Lạng Sơn (Hồng Vân)

Sau khoảng 50 năm bị gián đoạn, lễ hội Ná Nhèm của người Tày tại xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) được phục dựng lại.

Ná Nhèm là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm một lần vào ngày rằm tháng giêng, từ năm 2012, lễ hội được phục dựng, duy trì mỗi năm một lần.

Độc đáo Lễ lẩu then của người Tày Lạng Sơn (Minh Phong)

Các nghệ nhân hát then cổ trong nghi lễ lẩu then.

Bà then có mặt trong mọi nghi lễ của người Tày, từ lễ cúng mụ sinh, lễ mừng thọ, dựng nhà, lấy vợ, gả chồng và cả khi chết…Vì vậy, bà then luôn được người Tày tôn trọng.
Người làm then được chia ra nhiều bậc khác nhau, bà then có uy tín phải là người có đủ 15 cầu then hay đã trải qua 15 bậc then. Các bậc then được chia theo số lẻ 5,7,9,13,15, mỗi lần làm lễ nâng bậc then được gọi là lễ lẩu then, hay còn gọi là “hắt lẩu then.”

Áo chàm – Trang phục Truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn (Lý Hải Ninh)

Cùng với ẩm thực và ngôn ngữ thì trang phục chính là một trong các dấu hiệu nhận biết giữa các dân tộc với nhau. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng chính là những bộ quần áo mang một màu chàm.
 Theo tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh Lạng Sơn có 259.352 người dân tộc Tày, chiếm 34,5% dân số trong tỉnh và chiếm 31,5% trong tổng số người Tày tại Việt Nam. Người Tày truyền thống chủ yếu mặc trang phục màu chàm. Hầu hết áo chàm đều không có hoa văn như trang phục của các dân tộc thiểu số khác.

Độc đáo phong tục đón Tết của người Tày ở Lạng Sơn (Đào Yến)

Bàn thờ người Tày với những lễ vật cầu mong năm mới sung túc, đầy đủ

Khi những cánh hoa đào khoe sắc báo hiệu mùa xuân về cũng là lúc đồng bào Tày ở Lạng Sơn nhộn nhịp đón Tết. Đối với người Tày, Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng nhiều bản sắc văn hóa và phong tục ngày Tết của đồng bào nơi đây vẫn được bảo tồn, gìn giữ.

Tập quán liên quan đến sinh đẻ của người Nùng (Phương Lan)

Phụ nữ Nùng.

"Người Nùng thuộc ngữ hệ Thái Kađai, nhóm ngôn ngữ Thái, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang... Đời sống văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào rất đa dạng, phong phú. Chỉ tìm hiểu qua tập quán liên quan đến việc sinh đẻ của người Nùng cũng có thể cảm nhận được điều đó."

Nghi lễ hát then độc đáo của dân tộc Nùng (Tô Tuấn)

Hát then ( còn gọi là Lẩu then) là thể loại ca nhạc tín ngưỡng lâu đời của người Nùng. Nghi lễ hát then không chỉ thể hiện đời sống tâm linh phong phú, mà còn là sinh hoạt văn hoá văn nghệ độc đáo. 

Theo tập tục từ xa xưa, mỗi khi trong cuộc sống gặp hiện tượng lạ không thể lý giải được đồng bào dân tộc Nùng thường tổ chức lễ cầu cúng, cầu mong cho gia đình được bình yên, may mắn, khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi.

Lễ cưới người Nùng (Lý Thị Ninh)

Lễi người Nùng là một nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số Nùng
Lễ so tuổi
Nhà trai mang sang nhà gái một đôi hạt cau khô để xin lá số của cô gái. Sau một tháng nếu nhà gái không trả lại đôi hạt cau thì coi như nhà gái đã ưng thuận, nhà trai sẽ đến hỏi lần thứ hai để hai gia đình định ngày đính hôn và thỏa thuận sính lễ.

Dân ca Nùng - những nét độc đáo (Ngô Thị Việt Anh)

Các nghệ nhân thể hiện lại cảnh hát sli chào hỏi trong lễ cưới

Kho tàng văn hóa nghệ thuật của đồng bào Nùng tương đối phong phú và độc đáo, trong đó phải kể tới những làn điệu dân ca Nùng. Chưa có một người nào và chưa có một công trình nghiên cứu nào điều tra, thống kê, nghiên cứu và sưu tầm được đầy đủ về dân ca của đồng bào Nùng. Tuy vậy, nói đến dân ca Nùng là nói đến một sự phong phú về thể loại, làn điệu, và nội dung phản ánh: làn điệu ru, làn điệu đồng dao, làn điệu then, mo, sliên, tào..., đặc biệt là sli, lượn  và cỏ lảu.

Cuốn theo làn điệu dân ca Nùng Dín (Đức Toàn)

Các đôi nam - nữ hát đối.

- Khi ngô, thóc đã đầy bồ, hoa đào đua nhau khoe sắc, cũng là lúc người dân tộc Nùng Dín huyện Mường Khương, sống ven dòng sông Chảy lại nhộn nhịp cùng nhau tập lại những làn điệu dân ca để chuẩn bị đi hội, chơi xuân.

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Nùng (Hoàng Minh Thắng)

Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kadai, sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,Tuyên Quang, Hà Giang) dân tộc Nùng có nhiều phân hệ với các tên gọi như Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín. Hiện nay dân số của dân tộc Nùng khoảng gần 900.000 người.

Tục báo hiếu cha mẹ vợ tháng vu lan dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng (Đàm Minh Phượng)

Những người phụ nữ cùng chồng mang cỗ về biếu nhà ngoại trong ngày tết Vu lan.

Dịp rằm tháng 7 âm lịch, đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng luôn lưu giữ tục “pây tái” (về quê ngoại).
Đây là tục lệ đầy tính nhân văn, thể hiện lòng biết ơn, lòng hiếu thuận của con gái dành cho cha mẹ sau khi đã đi lấy chồng. Bánh gai, thịt vịt và chuẩn bị mâm cỗ cho cha mẹ ngoại cúng gia tiên là những lễ vật không thể thiếu khi vợ chồng người con gái về thăm cha mẹ đẻ.

Truyền thống cưới hỏi của người Tày-Nùng ở Cao Bằng (Kim Thoa)

Đoàn rước dâu trong đám cưới của người Tày (ảnh minh họa)

Hôn nhân của dân tộc Tày- Nùng không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tổ then ở đất Cao Bằng (Hoàng Minh)

Nhắc tới Cao Bằng là nhắc tới cái nôi của nghệ thuật hát then.

"Then có từ bao giờ, không ai có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, việc phân chia then ở Cao Bằng thành hai dòng Đông - Tây lại có hẳn một sự tích về hai ông tổ then gắn với giai đoạn lịch sử khoảng 100 năm khi nhà Mạc đóng đô tại Cao Bằng."

Tín ngưỡng, thờ cúng của người Nùng ở Thái Nguyên (Lý Mạnh Thương)

"Dân tộc Nùng ở nước ta chủ yếu sống ở các tỉnh thuộc Đông Bắc, trong đó có Thái Nguyên. Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tình lân cận như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. Người Nùng đứng vị trí thứ 3 về dân số của Thái Nguyên".

Thú vị mâm cỗ cưới người Nùng ở Cao Bằng (Lý Thị Ninh)

Đậu phụ vừa mới ra khỏi khuôn ép được cắt thành những tảng lớn.

Đám cưới người Nùng ở Hạ Lang, Cao Bằng có những món ăn ngon đặc trưng của dân tộc Nùng. Thức gì trong đám cưới hầu như cũng là của gia đình làm được.
Những nhà nào có con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, nếu con ở chung với bố mẹ thì ngôi nhà sẽ được nới rộng ra, căn nhà sàn cũ sẽ nối liền với căn nhà sàn mới của đôi uyên ương. Những nhà hàng xóm chung quanh đều là anh em họ hàng cả, đến dịp nhà có đám cưới sẽ sang giúp. Nếu sáng ngày mai mời khách thì đội làm bếp đã phải đến từ ngày hôm trước chuẩn bị sẵn nguyên liệu, nấu cỗ xuyên đêm.

Tảo lục - Món ăn hấp dẫn của người Tày, Nùng ở Cao Bằng (Đàm Minh Phượng)

Rêu sông, suối là một món ăn từ xa xưa được nhiều dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mông, Mường…, ưa thích.

Ở Cao Bằng, đồng bào Tày, Nùng vẫn thường ăn một loại tảo lục (có nơi gọi là váng hay rêu) sợi dài mọc ở các sông, suối với tên gọi là “tầu cày” và gắn với truyền thuyết “Ruộng đất mềm” (Tôm nà ón) của người Tày. Loại tảo lục này khi dùng để nấu canh, xào và nướng có mùi vị giống như mùi thịt gà, vì vậy dân gian lưu truyền câu ca: “Mười miếng thịt gà rừng” (chim trĩ) không bằng một miếng “Tầu khày pò sóc” (tảo lục).

Phong tục "Khai bươn" của người Tày - Nùng ở Cao Bằng (Hồng Mai)

Hằng năm vào dịp Tết mồng hai tháng Giêng, Rằm tháng Bảy âm lịch, vợ chồng, con cái “đi tái” ông bà ngoại.

Hiện nay ở vùng nông thôn một số huyện miền đông của tỉnh Cao Bằng vẫn còn lưu giữ tập tục “khai bươn”, tạm dịch là đầy tháng hoặc ra tháng (vì người phụ nữ ở cữ phải kỵ ở trong nhà tròn một tháng). Trước cửa nhà có người sinh con thường treo một thanh củi cháy dở (nếu là bé trai), một nhánh cây ráy (nếu là bé gái) để báo hiệu người lạ không được vào nhà.

Nhà sàn đá - nét văn hóa độc đáo của người Tày Trùng Khanh, Cao Bằng (Ngô Thị Thắm)

Nhà sàn đá của người Tày-Cao Bằng

"Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Trong đó nền văn hóa vật chất, mà tiêu biểu là loại hình nhà sàn dựng bằng đá là nét văn hóa độc đáo và nổi trội hơn cả. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu lịch sử gốc tích, giá trị sử dụng, nét thẩm mỹ trong kiến trúc dựng nhà, ý nghĩa về mặt xã hội và văn hóa tâm linh nhằm làm nổi bật mặt ưu việt, nét đẹp văn hóa đậm đà tính dân tộc thông qua loại hình nhà sàn dựng bằng đá, từ đó đặt ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể của tộc người Tày ở Trùng Khánh, Cao Bằng."

Ngày tết đi lễ thổ công của người Nùng (Đặng Thủy)

Mâm lễ của người Nùng đi cúng thổ công vào dịp tết

"Đi lễ thổ công (páy thổ) là một nét riêng và độc đáo của người dân tộc Nùng Lạng Sơn vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Những gia đình sống cùng xóm thường xây dựng chung một miếu thờ thổ công. Nơi được chọn làm thổ công phải là nơi vắng vẻ, yên tĩnh và thoáng mát. Ngày mùng 2 Tết, nam giới trong gia đình sẽ ra thổ công cúng, cầu cho một năm mới yên ấm, an lành và mùa vụ bội thu."

Nét đẹp truyền thống trong đám cưới người Nùng An (Phương Mai)

Cô dâu và chú rể trong ngày cưới ở xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Uyên).

Lễ cưới của người Nùng An - Cao Bằng có nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời trước sang đời sau. Ngày cưới được lựa chọn một cách thận trọng do thầy tào, thầy mo xác định. Đám cưới diễn ra từ 2 - 3 ngày: Buổi chiều hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Hôm trước với nghi thức làm lễ đón dâu, hôm sau với nghi thức nhập gia.

Nét đẹp trong phong tục cưới của người Nùng - Lạng Sơn (Nông Thế Học)

Cô dâu rót nước, mời trầu bố, mẹ chồng và những người có tuổi trong họ.

Mùa xuân, mùa của ngàn hoa đua nở khoe sắc, muôn cây đâm chồi nảy lộc, mùa khởi đầu cho một năm mới an khang thịnh vượng. Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của hạnh phúc lứa đôi. Rất nhiều đôi bạn trẻ chọn thời điểm này để cử hành hôn lễ. Vì thế, mùa xuân còn được gọi là mùa cưới, mùa mở ra cuộc đời mới cho con người. Trong bức tranh văn hóa đa dạng, đặc sắc của hơn 50 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều có nét đẹp riêng trong phong tục cưới hỏi của mình. Ở đây xin nói tới nét đẹp trong phong tục cưới của người Nùng ở Lạng Sơn.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc thiểu số Cao Bằng (Trường Hà)

Trang phục phụ nữ dân tộc Mông.

Cao Bằng hội tụ nhiều dân tộc thiểu số, như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ... sinh sống. Góp phần gìn giữ bản sắc các dân tộc là những bộ trang phục truyền thống được khâu, may, thêu thùa rất tỷ mỷ mang giá trị thẩm mỹ cao, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, đa sắc màu văn hóa Cao Bằng.

Làng nghề truyền thống dân tộc Nùng khu vực huyện Quảng Uyên, Cao Bằng (Sầm Thị Phong)

Trải nghiệm nghề rèn cùng người dân địa phương.

            Nhân dân các dân tộc thiểu số Cao Bằng có 8 dân tộc chủ yếu, mỗi một dân tộc đều có nhiều giá trị văn hóa nghề truyền thống riêng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại địa phương. Người Tày có nghề dệt thổ cẩm, người Dao có nghề làm giấy dó, chạm bạc; người Mông có nghề dệt Lanh... Nói đến khu vực làng nghề truyền thống của Người Nùng là nhắc đến nghề làm ngói máng, nghề đan lát, nghề làm hương, giấy bản, nhuộm vải chàm, rèn nông cụ...

Bánh gai, món ngon của người Tày, Nùng Cao Bằng (Hoàng Thị Thắng)

Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Bánh gai Hải Dương ngon có tiếng, bánh ít lá gai Nam bộ cũng thật hấp dẫn… nhưng bánh gai của người Tày, Nùng ở Cao Bằng thì phải nói khá là đặc biệt.

Nét đẹp Tết Thanh minh của người Tày, Nùng Cao Bằng (Triệu Quốc Đạt)

Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ sum vầy, gắn kết tình cảm. Họ bày những mâm cỗ dài với nhiều món ăn đặc trưng rồi thắp hương mời vong linh người đã khuất về hưởng.

"Cứ dịp đầu tháng 3 âm lịch, người dân Cao Bằng lại nô nức sắm sửa mâm cỗ, vàng hương… để tổ chức Tết Thanh minh, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất."

Tết của người Nùng Lạng Sơn (Lý Hải Ninh)

Trang phục dân tộc truyền thống của thiếu nữ Nùng Phàn Slình Lạng Sơn

Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng Hua lài…  bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến phong tục ăn Tết của người Nùng Phàn Slình .  

Nghề cúng lễ ở dân tộc Tày, Nùng có Tào, Mo, Then, Pụt (Hoàng Minh Thắng)

Nghề cúng lễ

    Thầy Tào thường hành lễ trong các đám tang ma, cúng trừ tà để chửa bệnh, cúng cầu yên, cầu phúc cho gia đình, làng bản. Thầy Tào còn có thể kiêm nghề bói toán, xem đất, chọn ngày lành tránh ngày dữ, xem số tử vỉ của trai gái để quyết định hôn nhân…  Ngoài ra thầy Tào còn làm lễ cấp sắc (thứ bậc trong cúng lễ) cho các thầy Mo, Then, Pụt. Chính vì thế mà người Nùng thường gọi thầy Tào là “cần tha lùng”, tức người mắt sáng, người cố thể tiếp xúc với thần linh ma quỷ.

Then và vai trò của các thầy Then (Lý Hải Ninh)

Nhắc đến Then, người ta nghĩ ngay đến một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người Tày, người Nùng. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian có từ thời xa xưa. 

Hiện nay không thấy có tài liệu nào ghi chép thời gian ra đời của Then, chỉ biết Then đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Then là một nét đặc trưng văn hóa của người Tày, người Nùng, nên ở đâu có người Tày, người Nùng sinh sống thì ở đó có Then. Hiện nay, Then tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc của nước ta như các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… Mỗi tỉnh, hát Then đều có những đặc trưng riêng do các yếu tố văn hóa, địa lý, lịch sử quyết định.

Giá trị của Then trong đời sống tinh thần của người Tày (Đàm Minh Phượng)

Then là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người Tày miền núi phía bắc Việt Nam.

1. THEN PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH CỦA NGƯỜI TÀY
Trước hết Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày. Thông qua nhãn quan của những người làm nghề Then, Pụt thế giới ba tầng được hiện lên thật rành mạch với cõi trời, cõi đất và cõi nhân gian mà ở đó với tư cách là người thông quan được với thần linh, người làm Then, Pụt đã đi lại được một cách dễ dàng từ cõi này sang cõi khác. Thông qua thầy Then, cõi trời được cụ thể hoá, hiện thực hoá như là một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian. Hay nói cách khác Then đã nhân hoá cõi trời. Ngoài cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của Then cũng rất gần gũi với đời thường: có rừng rú, biển cả, có ruộng vườn, chợ búa, v.v... Điều đó phản ánh sự nhận thức một cách hồn nhiên thô mộc trong thế giới quan của người Tày, Nùng.

Lạng Sơn vùng đất "sơn thủy hữu tình" (Triệu Thủy Tiên)

"Đồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”

Câu ca dao lưu truyền từ bao đời ấy cất lên như mời gọi du khách hãy một lần lên thăm xứ Lạng -  mảnh đất địa đầu của Tổ quốc để cùng khám phá vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ - một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng mà tạo hoá đã ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên xứ Lạng, để rồi đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng ngọt ngào đằm thắm, để cùng khám phá những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây hay để nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ…

Viếng Tháp Chăm Trong Tầm Tay - Kỳ 1 (Võ Quang Yến)


Phần 1: Từ phong cách Hòa Lai qua phong cách Mỹ Sơn A1
I-Khu tháp Phú Hài
Phú Hài phát xuất từ danh từ Chăm Pajai. Còn mang tên tháp Po Hai, Po Sah Inư, hay gọi tắt Sanư, khu tháp nằm trên đồi Bà Nài, nhìn biển rộng dưới chân, cách phía đông bắc Phan Thiết 7km. Gồm có hai kalan và một điện thờ nhỏ, nhóm tháp nhỏ tương đối còn nguyên vẹn nầy bắt đầu được xây dựng khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, trong mục đích thờ cúng vị thần Siva,

Viếng Tháp Chăm Trong Tầm Tay - Kỳ 2 (Võ Quang Yến)


Phần 2: Từ phong cách Mỹ Sơn A1 qua phong cách chuyển tiếp Mỹ Sơn - Bình Định
Nhớ Thái Tông thương dân không hiếu chiến, 
Gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. 
Tình lân bang được thắt chặt muôn lần, 
Hai Chiêm Việt trong hòa bình giao hảo.
Vân Trang (Nỗi buồn Cham Pa)

Viếng Tháp Chăm Trong Tầm Tay - kỳ 3 (Võ Quang Yến)



Phần 3: Từ phong cách Bình Định qua phong cách muộn
Giờ Cham Pa sao u buồn áo não?
Ngọn Tháp Chàm cổ kín giữa hoàng hôn.
Bãi cát vàng in dấu bước chân buồn,
Còn nghe mãi tiếng vó câu dồn dập.
Vân Trang (Nổi buồn Cham Pa)

Lễ hội Ka tê của người Chăm (M.Huyền)

 Lễ hội Katê - lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm

Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm, được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch để tưởng nhớ các vị nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày, lần lượt từ đền tháp về làng rồi về từng gia đình Chăm tổ chức lễ cúng. Lễ hội mang nhiều yếu tố đối lập của cấu trúc lưỡng hợp: màu sắc, nghi lễ, hội hè như đực - cái, ngày - đêm, sáng- tối... tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lứa đôi, cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của người Chăm.

Lễ hội ngày Xuân của dân tộc Chăm (Hà Phương)

Văn hóa Việt Nam là một trong cơ tầng văn hóa nguyên thủy của vùng Đông Nam Á. Theo Đông Nam Á Sử Lược của D.G.E. HALL thì Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trun.
Kể từ khi có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha vào cuối thời đại trung cổ tại vùng Đông Nam Á thì nền văn hóa ở đây chia ra thành hai lĩnh vực, chịu ảnh hưởng của Ấn - được gọi là Ngoại Ấn - (L Inde Exterieure) - trong đó có cả Việt Nam và các quốc gia khác nữa như vương quốc Ấn Độ hóa,

Làng dân tộc Chăm (Huỳnh Tâm)

Nhà dân tộc Chăm An Giang.

Làng dân tộc Chăm thuộc làng dân tộc III - Khu các làng dân tộc - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam  
Gồm có :
- Làng dân tộc Chăm An Giang: 02 nhà ở
- Làng dân tộc Chăm Ninh Thuận: 02 nhà ở, 01 nhà bếp, 01 chuồng gia súc.
Làng Chăm An Giang