"Dân
tộc Nùng ở nước ta chủ yếu sống ở các tỉnh thuộc Đông Bắc, trong đó có Thái
Nguyên. Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tình lân cận như: Lạng
Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. Người Nùng đứng vị trí thứ 3 về dân số của Thái
Nguyên".
Người Nùng thờ cúng tổ tiên trong từng căn nhà, không
phân biệt gia đình đó thuộc chi trưởng hay chi thứ. Sau khi bố mẹ qua đời, vong
linh được rước về thờ tại nhà của các con. Bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng
nhất, thường ngang với sàn nhà ở gian giữa, nằm giữa 2 cột chính. Mỗi tháng 2 lần,
vào ngày Rằm và mùng một, chủ gia đình quét dọn bàn thờ, thắp hương, cúng bằng
chè hoặc rượu. Còn trong ngày lễ, tết, thì phải cúng bằng thức ăn, đồ uống mà
con cháu dùng trong các dịp đó. Các bậc tổ tiên không cứ là bao nhiêu đời, từ bố
mẹ trở lên đều được thờ tại đó.
Những gia đình có người làm Tào, Pụt, Then… thì có thêm một
bàn thờ để thờ “thánh tướng và âm binh”. Cũng vào các dịp lễ, tết, ngày mùng một
và ngày Rằm phải thắp hương, đèn, nến cúng và cấp vàng mã…
Thờ táo quân thì phải giữ gìn bếp cẩn thận, như không được
nhổ, bỏ giấy đã viết vào bếp, không được xào nấu các thức ăn gọi là những “món
ăn tạp” như thịt trâu, bò, chó…
Bàn thợ bà mụ thường được đặt ngay ở đầu giường của phụ nữ
đã có con. Cúng vào các dịp lễ tết.
Khác với người Tày, ở người Nùng Phàn Slình phổ biến tục
thờ “ma ở ngoài sàn” (phi thang slàn). Theo thần tích, vị thần này cũng là thần
thổ địa. Nhưng đối với một số họ người Nùng, phi thang slàn lại là vị thần An
Phủ Đại Vương, tức Nùng Trí Cao. Đồng bào cho rằng, vị thần này rất linh
thiêng, mỗi khi mổ lợn phải cúng tại sàn phơi trước khi đem bán hoặc đem nấu nướng.
Việc cúng chẳng lấy gì làm phức tạp, chỉ việc cắt lấy thủ lợn đặt trên tàu lá
chuối, cắm vài nén hương.
Vào dịp Tết Nguyên đán, gia đình nào cũng có một bàn thờ
cạnh cửa trước, tại đấy người ta đặt vài loại bánh và thắp hương trong suốt 3
ngày Tết. Theo quan niệm của họ, thì xung quanh con người có vô số ma quỷ, ngày
tết cần bày các lễ vật tại đó, ma nào đi qua, cần thì nhận lấy, khỏi vào nhà
người ta quấy rối.
Đồng bào Nùng còn thờ các thần thổ địa, thổ công, thành
hoàng làng là những thần công cộng của cả thôn bản. Đối với thần thổ công, thì
ngày mùng một Tết Nguyên đán, các gia đình mang lễ vật đến cúng.
Thờ thành hoàng hầu như địa phương nào cũng có, nhưng
không nhất thiết bản nào cũng có miếu thờ. Có khi vài bản lân cận nhau mới có một
đình chung, hằng năm vào mùa xuân các gia đình tụ tập lại để cúng.
Lý Mạnh Thương (sưu tầm)
cảm ơn bạn, bài viết của bạn thật bổ ích. bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Trả lờiXóacách thờ cúng thần tài ông địa
bảo liên hoa
tháp văn xương