Lễ Hội Roóng Poọc Của Người dân tộc Giáy (Lý A Sùng)


Lễ hội roóng poọc là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai. Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.
Sáng mọi người hồ hởi về dự hội. Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho Mặt Trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.


Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.  Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, xôi ngũ sắc, bạc trắng và 6 qủa còn của các cô gái chưa chồng.


Mở đâu lễ hội là cúng thần linh cầu cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các chò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Mở đầu là chò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao len phông còn.tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.


Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục. Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, kể cả du khách cũng có thể tham gia.

Các trò chơi đang tiếp diễn, thì những đôi nam nữ lặng lẽ rút khỏi cuộc chơi tìm góc vắng tâm tình qua đàn môi, tiếng khèn, lời hát. Ngày hội rồi cũng đến hồi kết thúc, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên khoẻ mạnh cùng 2 con trâu mộng được chọn cầy 5 đường "xuống đồng" tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu.

Lý A Sùng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét