Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo
Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới của Tổ quốc Việt Nam nơi đây có nhiều
dân tộc sinh sống và trong đó có đồng bào dân tộc Pu Péo. Đây là một trong những
dân tộc ở Hà Giang mang giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo. Hôm nay Chúng tôi sẽ
cùng các bạn khám phá giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của
người Pu Péo ở Hà Giang để
hiểu rõ hơn về dân tộc đặc biệt này.
Người dân tộc Pu Péo ở Hà Giang
Người Pu Péo ở Hà Giang chỉ có hơn 600 người trên tổng dân số
trong toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu tại các xã Phố
Là (huyện Đồng Văn), Sủng Tráng và Phú Lũng (huyện Yên Minh), Yên Cường (huyện
Bắc Mê). Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, thủ công
nghiệp, hái lượm và buôn bán nhỏ và dân tộc người Pu Péo có một kho tàng văn
hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng.
Giá trị văn hóa vật thể:
Người dân tộc Pu
Péo sống chủ yếu ở những
bồn địa giữa núi để lập thành làng và sống bằng trồng ruộng lúa nước. Các thông
xóm có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 10- 20 hộ gia đình, học cư trú phân tán và xen cư
của dân tộc này khá phổ biến. Ban dầu người dân tộc Pu Péo ở nhà sàn nhưng sau
bị tàn phá lên cho đến nay họ chuyển sang ở nhà đất.
Nhà của người Pu Péo
Không gian sinh hoạt của người Pu Péo rất đa dạng bởi vậy mỗi gia
đình đều thiết kế không gian riêng về nhà ở, chuồng gia súc, vườn nhà. Còn về
trang phục của người Pu Péo thì trước kia làm bằng vải bông tự dệt, nhuộm chàm
và ngày nay hầu hết đều mặc vải công nghiệp.Trang sức của người Pu Péo chủ yếu
là bằng bạc, thường được đi chung với những bộ trang phục mang những nét hoa
văn đặc sắc riêng của dân tộc mình.
Giá trị văn hóa phi vật thể:
Người Pu Péo luôn tin vào sự tồn tại của ba thế giới và họ sử
dụng lịch nhà Chu, mỗi giáp có 12 năm, mỗi năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng
có 29 ngày hoặc 30 ngày, mỗi ngày có 12 giờ. Cứ 3 năm, sẽ có một năm nhuận,
hoàn toàn khớp với cách tính năm, tháng và ngày của âm lịch ngày nay bởi vậy học
cũng ăn tết Nguyên đán như nhiều dân tộc khác.
Đặc biệt, dù số lượng ít nhưng người Pu
Péo ở Hà Giang vẫn
còn lưu giữ những giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian với những áng văn cổ, cao
dao, tục ngữ, thành ngữ, và đặc biệt là họ vẫn lưu truyền các lễ hội, văn hóa,
phong tục riêng trong đó Lễ cúng thần rừng vẫn còn được tổ chức cho đến ngày nay.
Huỳnh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét