“Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là di sản phi vật thể quốc gia (Mai Hạnh)

Biểu diễn nghệ thuật “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”

Bộ nhạc cụ Trống đôi, cồng ba, chiêng năm đối với đồng bào dân tộc Ba Na và Chăm ở thôn Xí Thoại nói riêng và cộng đồng người dân tộc thiểu số nói chung ở Phú Yên, có một vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Về âm nhạc, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là bộ nhạc cụ tiêu biểu độc đáo bởi sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ trống đôi, cồng ba, chiêng năm tạo nên âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể trở thành một nghệ thuật trình diễn độc đáo, một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống, có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa, luôn được cộng đồng trân trọng, gìn giữ và phát huy…

Âm thanh của “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” trong mỗi dịp lễ hội khác nhau đều có những ý nghĩa và giá trị riêng mang triết lý sâu sắc. Tiếng “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” trong lễ cầu hôn thì có ý nghĩa như nhắc nhở đôi trai gái phải yêu thương nhau bền chặt, thủy chung; trong những cuộc sinh hoạt làng thì nó mang ý nghĩa tạo sự gắn kết, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người; trong đám ma, nó như buồn bã, nỉ non, có ý nghĩa chia sẻ nỗi buồn đau với gia đình và sự tiếc thương của cộng đồng….
 Nghệ thuật biểu diễn:  “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Phú Yên được công nhận di sản cấp quốc gia sau Nghệ thuật biểu diễn Bài chòi.

Mai Hạnh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét