Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu.
Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho
mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong
những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông,
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng
6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là
đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo
quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum
xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu
quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.
Để chuẩn bị cho lễ cúng, đồng bào lo dọn dẹp và chỉnh trang không gian dự định tổ chức lễ, dựng cây đu và chuẩn bị lễ. Trong lễ Giế Khừ Già, đồng bào tiến hành thịt lợn để làm lễ cúng, trong đó, thịt được để sống, gồm đầu lợn, thịt... Khi thịt lợn, phải chú ý để nguyên vẹn lá gan của con lợn được thịt, lá gan đó phải dính nguyên mật lợn và sẽ được đặt lên trên mâm cúng cho thầy cúng xem. Việc xem lá gan của con lợn sẽ báo cho thầy cúng biết điềm gở hay điềm lành đến với bản và gia đình trong năm.
Để chuẩn bị cho lễ cúng, đồng bào lo dọn dẹp và chỉnh trang không gian dự định tổ chức lễ, dựng cây đu và chuẩn bị lễ. Trong lễ Giế Khừ Già, đồng bào tiến hành thịt lợn để làm lễ cúng, trong đó, thịt được để sống, gồm đầu lợn, thịt... Khi thịt lợn, phải chú ý để nguyên vẹn lá gan của con lợn được thịt, lá gan đó phải dính nguyên mật lợn và sẽ được đặt lên trên mâm cúng cho thầy cúng xem. Việc xem lá gan của con lợn sẽ báo cho thầy cúng biết điềm gở hay điềm lành đến với bản và gia đình trong năm.
Đồ lễ gồm: đầu lợn, thịt lợn, bánh dày, trứng gà luộc, rượu trắng, giỏ đựng bát, muối, gạo, đũa, chén rượu và một số vật dụng như mâm tre, ống tre, lá chuối, cây đu, trống...
Theo quan niệm của người Hà Nhì, vào lễ hội mùa mưa năm nay, nếu con lợn sau khi thịt nặng hơn con lợn thịt của năm cũ thì bản làng năm nay sẽ làm ăn phát triển hơn năm cũ. Nếu không được như ý thì người ta cũng vẫn nói là lợn thịt năm nay nặng hơn, để mong muốn mọi sự tốt lành, phát triển đến với cả bản và các gia đình.
Thầy cúng lễ phải là người do dân bản bầu ra, thường là người thầy cúng của năm trước đó đã cúng cho dân bản năm đó được khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn, chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu. Khi đồ cúng lễ đã sửa soạn xong, thầy cúng hướng dẫn mọi người sắp mâm cúng dâng lên các thần linh. Mâm cúng được đặt cạnh cây đu. Thầy cúng sẽ tiến hành xem bói gan lợn, sau đó, thầy cúng khấn thần linh, lời khấn có nội dung rằng: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày con rắn đầu tiên của tháng 7, theo luật lý ông cha ta để lại cho chúng con có con lợn, quả trứng, xôi, bánh dầy, rượu ngon kính dâng lên các thần linh trên trời dưới đất, linh hồn của tổ tiên người Hà Nhì phù hộ cho con cháu người Hà Nhì trồng ngô, ngô có hạt, trồng lúa lúa có bông, bông to, hạt mẩy, trâu bò lợn gà biết sinh sôi, nảy nở, bà con trong bản khỏe mạnh để năm sau con cháu lại cúng tết mùa mưa năm sau to hơn năm trước”. Tất cả thành viên cúi lạy theo thầy cúng. Khấn xong thầy cúng tháo dây buộc ở tấm ván đu rồi lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu, mỗi loại một ít rồi đu đi đu lại ba lần bằng tay để cho điều xấu thì bị cuốn đi, điều lành thì được mang lại.
Dân bản uống rượu chúc phúc. Ảnh
Sau đó, thầy cúng lên ván của cây đu, thầy cúng vừa đặt lời
khấn vừa đu. Thầy cúng và gia chủ uống rượu chúc phúc cho mình trước và sau đó
là chúc phúc cho bà con dân bản. Cuối cùng, tất cả anh em, con cháu, mọi người
trong bản cùng uống rượu, hát những bài dân ca để chúc nhau, cùng nhau đánh trống,
múa hát, chơi đu và các trò chơi dân gian.
Vui chơi văn nghệ, đánh trống truyền thống.
Đây là một phong tục mang đậm nét văn hóa độc đáo của người
Hà Nhì ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu hút sự quan tâm của
du khách. Cần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì nói riêng cũng
như những bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu gắn với
phát triển du lịch cộng đồng.
Lý Văn Sùng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét