Dân tộc Ba Na (Mai Hạnh)

Tên tự gọi: Ba-na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Dân số: 227.716 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Ba - na chưa có chữ viết riêng.

Nguồn gốc lịch sử: Dân tộc Ba-na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên.
Địa bàn cư trú: Cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây của Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòa.
Đặc điểm kinh tế: Canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Việc làm ruộng nước ngày càng phát triển. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
Phong tục tập quán
Ăn: Người dân tộc Ba-na ăn cơm tẻ. Nam, nữ đều thích ăn trầu, hút thuốc lá cuốn và uống rượu cần.
: Ở nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng. Nhà Rông dựng lên giữa làng là nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng.
Hôn nhân: Từ xưa, hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình. Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến. Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng), đôi vợ chồng ra ở riêng.
Tang ma: Khi có người chết thì thổ táng, lúc đoạn tang thì làm lễ bỏ mả, dựng nhà mồ và tượng mồ.
Lễ hội: Nhiều lễ hội gắn với chu kỳ sản xuất và vòng đời.
Tín ngưỡng: Người Ba-na thờ nhiều thần. Họ có nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Hồn lúa được coi trọng. Một bộ phận theo đạo Công giáo và Tin lành.
Trang phục: Nam đóng khố, nữ quấn váy, nửa thân trên để trần hoặc mặc áo cánh ngắn chui đầu. Ngày lạnh, người Ba-na thường khoác thêm một tấm vải choàng qua đầu
Đời sống văn hóa: Người Ba - na có kho tàng dân ca phong phú, phổ biến là điệu hmon và roi. Nhạc cụ cũng rất đa dạng, độc đáo (bộ dây, bộ hơi và bộ gõ...). Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba - na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tà.

Mai Hạnh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét