Người Dao là dân tộc có dân số khá đông, khoảng 62.000 người
chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở giữa vùng
cao và vùng thấp, đông nhất là huyện Văn Yên.
Các nhóm Dao chính : Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng
và Dao làn tuyển. Hình thái kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với hai loại hình
lúa nương, lúa nước. Nghề thủ công truyền thống bao gồm làm giấy, dệt vải, nhuộm
chàm, in và thêu hoa văn trên vải. Trang phục đặc sắc nổi bật ở nghệ thuật
trang trí hoa văn trên quần áo với mô típ hoa văn cây cỏ, động vật, hình người,
hình chim, kết chữ Hán được cách điệu rất sinh động. Các nhóm Dao đều thờ cúng
tổ tiên và Bàn vương.
Trong sinh hoạt xã hội – gia đình, "cấp sắc" là một
tục lệ phổ biến và bắt buộc với tất cả đàn ông. Còn một nghi lễ quan trọng nữa
là "Tết nhảy", nghi lễ này nhằm mục đích cúng Bàn vương và luyện âm
binh để bảo vệ cuộc sống cùng sinh hoạt gia đình. Tết nhảy thường được tổ chức
vào tháng Chạp (trước tết nguyên đán). Nội dung chính của nghi lể này là múa
"tam nguyên an ham", múa bắt ba ba, múa sản xuất diễn tả quá trình
lao động của con người. Nghi lễ "nhàng chằm đao" chủ yếu phục vụ cho
sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng nhưng nó tồn tại như ngày hội, ít nhiều mang
màu sắc văn nghệ, vui khoẻ.
Vi Đức Hồi (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét