Dân tộc Ba Na ở Gia lai_Kon tum (Nông văn Chấn)

Dân tộc Ba Na hay còn gọi là Bơ Nâm, Ala Kông, Kpang Kông…Là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn – Tây Nguyên.
Người dân tộc Ba Na hiện nay vẫn giữ tập tục canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Bên cạnh đó việc làm ruộng nước ngày càng phát triển. Ngày nay, người Ba Na đã có các vườn chuyên canh và vườn đa canh. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn được hình thành từ lâu đời và ngày càng phát triển.

Về với người Ba Na để ăn cơm tẻ, để cùng những thanh niên, trai gái trong làng ăn trầu, hút thuốc lá cuốn và uống rượu cần. Đó từ lâu trở thành một nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.
Người dân tộc  Ba Na ở nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng. Nhà Rông dựng lên giữa làng là nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án…


Từ xưa, hôn nhân với người dân tộc Ba Na đã quan niệm là một vợ, một chồng, đó là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình. Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến. Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng), đôi vợ chồng ra ở riêng.
Người dân tộc Ba Na với nghi lễ rất trang trọng đối với người đã khuất, họ thổ táng, lúc đoạn tang thì làm lễ bỏ mả, dựng nhà mồ và tượng mồ.
Trang phục với người Ba Na rất đẹp, nam thì đóng khố, nữ thì quấn váy, nửa thân trên để trần hoặc mặc áo cánh ngắn chui đầu.
Nhiều khách du lịch sẽ biết đến văn hóa người dân tộc Ba Na từ lâu nổi tiếng với kho tàng dân ca phong phú, phổ biến là điệu hmon và roi. Nhạc cụ cũng rất đa dạng, độc đáo (bộ dây, bộ hơi và bộ gõ…). Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba – na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Nông văn Chấn (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét