Người Ba Na cho phép trai gái tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn
đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một
thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng
mới dựng nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên
nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy
tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con. Ở người Ba Na, các con được
thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.
Tục lệ ma chay: Người
Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau
lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn
biệt người chết.
Văn hóa: Trong kho tàng
văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa trong ngày
hội và các lễ nghi tôn giáo. Nhạc cụ Ba Na đa dạng: những bộ cồng chiêng kết cấu
khác nhau, những đàn T’rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông, v.v… và
những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp v.v… Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc
đáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở
nhà mồ v.v… vừa mộc mạc, vừa đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như cuộc sống của
người Ba Na.
Lễ hội đâm trâu của người Ba -na
Nhà cửa: Nhà người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Cho đến nay, nhà
của người Ba Na đã có rất nhiều thay đổi, hầu như không còn nhà sàn dài. Nhà
sàn ngắn của các gia đình nhỏ là hiện tượng phổ biến. Ngôi nhà công cộng (nhà
rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng. Đó là trụ sở của làng, nơi các bô
lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai
góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng, nơi tiếp
khách lạ vào làng.
Rượu cần trong ngày vui.
Bảo Châu (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét