Lễ cúng tổ tiên.
Nhân dịp Tết Theo
phong tục truyền thống, trước tết khoảng 1 tuần các công việc được gác lại, người
Mông sửa sang trang hoàng ngôi nhà, dọn dẹp bàn thờ. Các dụng cụ lao động sản
xuất được dán một mảnh giấy đỏ - theo đồng bào màu đỏ tượng trưng no ấm sung
túc. Tết đến gia đình nào cũng giã bánh dày, nấu rượu và mổ lợn ăn tết. Chiều
30 tết, các gia đình thường cử nguời con trai đi lấy nước ở sông, suối hoặc bể
về để làm cơm cúng tổ tiên (ma nhà) với một mâm cỗ thịnh soạn có thịt lơn, thịt
gà, rượu, bánh dày….
Cúng bàn thờ
Chuẩn bị đón năm mới, dọn dẹp bàn thờ, đổ tro cũ trong bát
hương, xé giấy cũ trên bàn thờ, thay tro và giấy mới. Bắt một con gà trống non,
cùng với 12 nén hương, 12 mảnh giấy con. Chủ hộ gia đình (là nam giới) thắp
hương lên bàn thờ và sau khi khấn, cầm con gà trống đến dưới bàn cắt tiết
và bôi ba giọt lên bàn thờ. Nhổ lông gà phía sau gáy dính vào tiết vừa bôi lên
bàn thờ. Gia chủ tiếp tục khấn. Sau đó gà được nhúng vào nước sôi, vặt lông và
đem luộc chín. Đồng bào Mông có tục xem chân gà, mắt gà, vỏ não rồi mang
gà đã luộc thái để ăn.
Khác với truyền thống các dân tộc, người dân tộc dân tộc Mông không đón giao thừa. Tiếng gà gáy đầu tiên của sáng mồng một tết là thời khắc đầu tiên của năm mới. Trong 3 ngày tết chỉ ăn các món bánh, thịt, tuyệt đối không được ăn rau. Bởi theo quan niệm của đồng bào, không ăn rau là để tránh trong năm mới không có có mọc ở nương rẫy, mùa màng không bị thất thu và nuôi trâu bò không bị dịch bệnh. Trong ngày tết không được nóng giận, cãi cọ nhau vì tết là để mọi người cùng nhau vui vẻ, cùng nhau uống rượu, cùng chúc nhau những điều tốt lành. Với nam thanh, nữ tú mặc trang phục đẹp đi chơi xuân và là dịp tỏ tình hò hẹn. Tết là dịp nghỉ ngơi, vui chơi: ném pao pao, múa khèn, chơi cầu lông gà, múa ô, hát dân ca, bắn nỏ, đánh tù lu...
Khác với truyền thống các dân tộc, người dân tộc dân tộc Mông không đón giao thừa. Tiếng gà gáy đầu tiên của sáng mồng một tết là thời khắc đầu tiên của năm mới. Trong 3 ngày tết chỉ ăn các món bánh, thịt, tuyệt đối không được ăn rau. Bởi theo quan niệm của đồng bào, không ăn rau là để tránh trong năm mới không có có mọc ở nương rẫy, mùa màng không bị thất thu và nuôi trâu bò không bị dịch bệnh. Trong ngày tết không được nóng giận, cãi cọ nhau vì tết là để mọi người cùng nhau vui vẻ, cùng nhau uống rượu, cùng chúc nhau những điều tốt lành. Với nam thanh, nữ tú mặc trang phục đẹp đi chơi xuân và là dịp tỏ tình hò hẹn. Tết là dịp nghỉ ngơi, vui chơi: ném pao pao, múa khèn, chơi cầu lông gà, múa ô, hát dân ca, bắn nỏ, đánh tù lu...
Bánh dày
Giã và Làm bánh dày
Nếu dân tộc Kinh tết đến phải có bánh chưng, thì người dân tộc Mông phải có bánh dày, ngày Tết các gia đình không thể thiếu món bánh này. Người Mông quan niệm, hai cái bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất.
Trang phục của phụ nữ Mông
Trang phục của phụ nữ Mông đỏ
Ngày Tết, trang phục của người phụ nữ
Mông đẹp rực rỡ. Áo xẻ ngực, cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu
hoa tuỳ thích, phía sau áo là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn
rất đẹp , trang nhã và gắn đồng bạc, khi đi lại các đồng bạc chạm vào nhau tạo
âm thanh vui hấp dẫn. Hai ống tay áo thêu hoa văn là những đường ngang với các
màu sắc từ cổ tay đến nách. Từ trang trí này làm nổi bật chiếc áo của người dân
tộc Mông.
Mai Văn Kháng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét