Tết cầu mưa – nét văn hóa của dân tộc Hà Nhì

Các trò chơi dân gian của người Hà Nhì

Ngày lễ Giế Khừ Gìa – Tết mùa mưa của người Hà  Nhì huyện Phong Thổ  được tổ chức hàng năm vào đúng ngày con rắn đầu tiên (ngày Tị) trong tháng bảy âm lịch.
Người chủ lễ, là người do dân bản bầu ra, thường là khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn, chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu.


Lá gan của con lợn cúng được xem là điềm báo cho năm mới
Khi đồ cúng được sửa soạn xong, chủ lễ hướng dẫn mọi người sắp mâm cúng dâng lên các thần linh. Mâm cúng được đặt cạnh cây Đu, chủ lễ bắt đầu khấn:“Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày con rắn đầu tiên của tháng bảy, theo luân lý của ông cha ta để lại cho chúng con có: con lợn, quả trứng, gói xôi, bánh dầy, rượu ngon kính dâng lên các thần linh trên trời , thần linh dười đất, linh hồn của tổ tiên người Hà Nhì phù hộ cho con cháu người Hà Nhì trồng ngô, ngô có hạt; trồng lúa, lúa có bong to, hạt mẩy; trâu bò lợn gà biết sinh sôi, nảy nở, bà con trong bản khỏe mạnh để năm sau con cháu lại cúng Tết mùa mưa năm sau to hơn năm trước…”
Sau khi khấn xong, thầy cúng sẽ tháo dây buộc ở tấm ván đu rồi lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu, mỗi loại một ít, rồi đu đi, đu lại ba lần để tượng trưng cho điều xấu thì văng đi, điều lành thì đem lại. Sau khi thầy cúng đu xong, ông sẽ chọn ra  một cặp nam nữ (đã được cộng đồng lựa chọn từ trước) lên ván của cây đu, thầy cúng vừa đặt lời khấn vừa đẩy đôi nam nữ  trên ván của cây đu cho đủ ba lượt với ý nghĩa cầu mong sự sinh, nảy nở, xong tất cả các thành viên tham gia cúi lạy theo thầy cúng.
Kết thúc buổi cúng, thầy cúng sẽ chia cho mỗi gia đình một phần lộc (chủ yếu là thịt lợn và xôi) từ đồ cúng để cầu may, ngô và gạo sẽ được thầy vừa hát vừa tung vãi quanh cây Đu để xua đuổi tà ma không cho quấy rầy dân bản. Anh em, con cháu, hàng xóm trong bản cùng uống rượu, hát những bài hát dân ca mừng năm mới để chúc nhau; cùng nhau tham gia vòng xòe, điệu múa truyền thống, chơi đánh đu và các trò chơi dân gian.
Lễ hội diễn ra trong 5 ngày (từ 2 - 6/9) với sự tham gia của đồng bào các dân tộc Mông, Hà Nhì, La Hủ, Mảng, Si La đến từ tỉnh Lai Châu.
Một số hình ảnh lễ hội.

Người Hà Nhì chơi đánh quay

Các trò chơi dân gian

 Lý văn Sùng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét