Người dân tộc Mường (chữ
Nôm:hoặc), là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Người dân tộc Mường
nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ
chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người dân tộc Mường tập
trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh
Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là
1.268.963 người
Người dân tộc Mường có quan hệ rất gần với người
Kinh. Các nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường và người
Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Thời kỳ ngàn
năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán
hóa, bảo tồn lối sống đến nay là người Mường, còn bộ phận ở trung du và đồng bằng
có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa và nhân chủng thì thành người
Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn
ra từ Tk 7-8 và kết thúc vào Tk 12, thời Nhà Lý.
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có
tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng
danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi),
Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi
vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa
người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này.
Cho đến tận bây giờ, Người dân tộc Mường vẫn từ gọi mình
là mol, moăn như ở Hoà Bình, mon, mwanl như
ở Thanh Hoá. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi người Mường
tập trung đông đảo nhất, cũng như Người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc
huyện Thanh Thuỷ, người Mường tự gọi mình là Mol, Monl.
Mặc dù những từ này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều
quan niệm giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ
dân tộc mình có nghĩa là người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự
xưng mình là con Mol hoặc là con monl: con người. Còn từ Mường vốn
là từ mương người Mường dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên
quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy cùng sự biến động của lịch sử
cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các dân tộc anh em khác cho đến
nay từ "Mường" đã được người Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của
mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay. Do đó, Mường
đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với
các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu
và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.
Từ "Mường" trong "người Mường" chữ
Nôm viết là hoặc. Cả hai chữ "Mường" và đều là chữ hình thanh,
có chung thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ) là chữ
"mang" 芒. Chữ "Mường" có ý phù (bộ phận biểu
thị ý nghĩa của chữ) là chữ "khuyển" 犬 có nghĩa
là "con chó". Chữ "Mường" 𡙧 có thanh
phù là chữ "di" 夷 có nghĩa là "mọi rợ".
Dân số và địa bàn cư trú
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm
1989, dân tộc Mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức
năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố,
người Mường đã tăng lên 1.137.515 người.
Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông
Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông
Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc
Lặc của tỉnh Thanh Hóa). Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường
Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào). Sang đến
tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có
523 người Mường trong toàn tinh). Ngoài ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng
có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây.
Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Mường
sống tập trung ở các tỉnh: Hòa Bình (479.197 người, chiếm 63,3% dân số
của tỉnh), Thanh Hóa (328.744 người, chiếm 9,5% dân số của tỉnh), Phú
Thọ (165.748 người, chiếm 13,1% dân số của tỉnh), Sơn La (71.906
người, chiếm 8,2% dân số của tỉnh), Ninh Bình (46.539 người), Hà Nội (khu
vực Ba Vì), Yên Bái, Đắk Lắk. Số người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm
khoảng 98% số người Mường ở Việt Nam năm 1999
Nguồn gốc
Người Mường có
cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hòa
Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ,...
Đẻ đất đẻ nước
Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công
cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm
người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.
Chim Ây, Cái Ứa
Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của
dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự
xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu
truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
Thuở xưa, khi con người còn chưa xuất hiện, trời làm hạn
hán,khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng
thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất
đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si.
Cây si lớn như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời. Cây
si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim.
Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ.
Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ
nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng.
Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra
con người. Đó là người Mường và người Kinh
Truyền thuyết về Đức thánh Tản Viên (thần núi Ba
Vì)
Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản
Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh
Sơn. Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con
nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị
Điên). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh
chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng
đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã
lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô
ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa
huyện Thanh Thuỷ ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình
đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang
vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen
được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên
lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường.
Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ.
Truyền thuyết Đẻ Giang
Người Mường ở các xã Lai Đồng, Đồng Sơn, Thạch Kiệt còn
lưu truyền truyền thuyết "Đẻ giang" như sau: ở đất mường Tồng (tên gọi
cũ của Lai Động) có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng. Ở đó có con chim
ưng đẻ ra một quả trứng. Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm).
Con Vứa bay hết Mường này sang Mường nọ rồi đậu vào cây đa, cây sấu rồi
bay tiếp lên núi đá trắng. Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui sầm uất. Người
Mường biết làm nhà để ở và đẻ con cái, ra bố mẹ con giang. Bố mẹ con giang ra
trước rồi tiếp theo đẻ ra được Buồng Nang Ráu, là cháu nàng Thăn, con của nàng
Ún Mái. Nàng ún Mái lại đẻ ra dân ra bản, đẻ ra vợ chồng. Từ đó, Người Mường có
quê quán, có nhà có cửa, có cơm ăn, rượu uống và vàng bạc. Họ mang giang đi hát
khắp nơi. Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang mường Pi, mường
Thàng (Hòa Bình) để những vùng mường này phát triển. Nhờ đó con giang được truyền
và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Mường.
Trên đây chỉ là một vài truyền thuyết tiêu biểu của người
Mường Thanh Sơn giải thích về nguồn gốc dân tộc của mình. Mặc dù truyền
thuyết mang tính hoang đường và đôi khi tản mạn nhưng lại là tư liệu quý. Người
Mường quan niệm mình và người Kinh vốn cùng một cha mẹ sinh ra, cùng
máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho đến tận ngày nay, người Mường vẫn còn
lưu truyền câu ca: "Ta với mình tuy hai mà một. Mình với ta tuy một thành
hai"
Ngôn ngữ
Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ
chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng
Việt có thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%) như
sau:
Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là
thành tiếng mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một
số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi= ti,đi, con dê= con tê...
Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của
cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả...
Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả,
những= nhửng
Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng
(phát âm lại ~ nặng= nắăng, tận= tấn (tấân)...
Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ
nguyên không chuyển dấu: đông đặc= đông đặc.
Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại
dấu sắc thì thành dấu huyền: nắng= đằng (ví dụ: trời nắng= trới đằng)
Một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng
hô(chú=ô, cháu= xôn), nhìn (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa...(khá
giống phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh)
(Bổ sung một số từ không theo quy luật: Qua một số các cụm
từ ngữ âm tiết đã đăng cơ bản đều đúng, riêng theo tôi thấy có một số cần bổ
sung và chỉnh như sau (vùng Ngọc Lặc, Thanh Hóa xưng hô): cháu = xôn; em = ùn;
chị = ớơi(phát âm là ới sau là ơi (không dấu hơi kéo dài); anh = áai (phát âm
không dấu, lại vừa như có dấu sắc kèm theo từ ai kéo dài); dì(em của mẹ)= íi;
cô (em bố)= váaa; mẹ = mê ế; bố = bác; bác(chị, anh của bố, mẹ)= pảc; bà= muú
u; ông = ôông....
Nước= Dak (phát âm Đảk, ví dụ: uống nước= òng đảk (đảc);
nhưng Nhà nước thì lại khác (ví dụ: Nhà nước= Nhá nưởc = phát âm dấu sắc=dấu hỏi
(nhà=nhá; nước=nưởc) không thể gọi (nhà nước= nhá đảc)được. - Nhìn= hẩu, thấy=kỉa
hoặc bươn (nhìn thấy= hẩu bươn, hoặc nhìn thấy= hẩu kỉa) - Đi= ti; đứng= từng;
dậy= dấân; ngủ= tảy (ví dụ: ngủ dậy= tảy dấân) (dấân tảy= đang ngủ mới thức giấc
và dậy; đang ngủ thức giấc= àn chể)... tay= xay; chân= chó - từ chỉ con vật:
con trâu= con tru; con bò= con pó; con lợn= con cùn; con ngỗng= con ngan; con
ngan= con xiêm; con gà= con kha.... (con chó= con chò; con mèo= con méo)
Đặc điểm kinh tế
Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều
đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm
ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng
lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế
phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc
nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công
tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt
thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.
Tổ chức cộng đồng
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường
là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai
quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang
xóm hoặc đạo xóm (Ậu đạo), cai quản một xóm. giúp việc cho nhà lang, hưởng lộc
của lang.
Sau này vào thời Nhà nguyễn chính quyền Mường có thêm chức
Lý trưởng. Chức này vẫn sau lang cun. Sau 1 số năm (thường 3 năm) thì bầu lại
lý trưởng. Lý trưởng phải được sự phê chuẩn của Lang cun.
Về bản chất Lang cun Mường và chế đô Lang cun có xấu tốt.
Giống như quan cũng có quan xấu quan tốt. Dân Mường vẫn thích chế độ lang đạo
hơn là chịu sự quản lý của người Kinh
Nhà Nguyễn sau khi thành lập phế bỏ chế độ Lang đạo, đặt
quan lại lên cại quản liền xảy ra sự chống đối, như khởi nghĩa Le Duy Lương, khởi
nghĩa ở Thạch Bị, Sơn Âm.Về sau vua Minh Mạng lại khôi phục chức chế độ Lang đạo.
Đặc biệt khi bắt được người cầm đầu, nhà Nguyễn chỉ phủ dụ mà không thấy giết.
Tín ngưỡng
Người mường theo đạo Tin Lành, Phật, Thiên Chúa, nhưng có
sự khác biệt ở người theo đạo Phật là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo
chủ trì.
Người Mường thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh, Quốc mẫu
Hoàng Bà.
Đối với người Mường: "Vạn vật hữu linh".
Thầy tâm linh Mường gồm có:
Thầy đồng: là nam, người được thánh thần mượn thân để làm
việc. Không vào làm việc được trong đám ma.
Thầy Mỡi: giống thầy đồng nhưng là Nữ.
Thầy Mo: Người lo tang ma là chủ yếu. thầy này mới biết
mo đẻ đất đẻ tác.
Trượng (Đá Trượng): là thầy nhưng không có thánh thần ốp
đồng. Thầy này là đi học mà thành.
Thầy bùa, ếm, chài....
Văn hóa
Ăn
Người Mường thích
ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá
trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và
hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập
thể.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống
điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút
chung một điếu thuốc.
Ở
Người Mường sống
tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối...
ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục
nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây
mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt
chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.
Tại sao lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn. đó là
vì xưa rất nhiều thú dữ như cọp, báo.... mà con người lại thưa ít nên phải đặt
chuồng gia súc dưới gầm sàn.Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng gõ mõ để
làm con vật sợ mà đi
Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ
nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên
cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới,
gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Ðêm
đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt.
Vị trí cửa Poóng của Người Mường rất quan trọng. Người
già, người đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi, ăn, uống,
Cưới xin
Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để
gia đình chuẩn bị lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo
thếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất
(ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai
khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ
chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ
chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc
chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo
dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn,
2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai
biếu cô dì, chú bác.
Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm
ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người Mường
rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một tuổi mới đặt tên.
Quan hệ Xã hội
Quan hệ trong làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng
giềng. Gia đình hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha. Quyền
con trai trưởng được coi trọng va con trai trong gia đình được thừa kế tài sản
. Người Mường không theo quan niệm con chú con bác mà dù là con chú hay con bác
ai ra đời trước đều là anh là chị, phân theo tuổi tác chứ không theo thứ hay
trưởng.
Sinh nở
Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều
củi, làm một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho vợ
đẻ. Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ và chị em họ hàng nội
ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho đứa trẻ bằng dao nứa
lấy từ đầu chiếc dui trên mái nhà. Nếu là con trai thì dùng dao nứa mái nhà trước,
nếu là con gái thì dùng dao nứa mái nhà sau. Cuống rốn của các con trong gia
đình được đựng chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm như thế lớn lên anh em
sẽ thương yêu nhau.
Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cùng
trừ mọi điều xấu hại đến mẹ con. Ðẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh
em, bà con đến thăm hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vài vuông
vải tự dệt, gia đình khá giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em thân thích
thì mừng gạo, mừng tiền.
Người đẻ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá
thuốc chống được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời
gian cữ (bảy đến mười ngày) nhất là ba ngày đầu luôn luôn phải sưởi bên bếp lửa.
Trẻ sơ sinh nếu là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc giống), nếu là gái
thì lại trìu mến gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường thì trẻ khoảng 1 tuổi mới được
đặt tên gọi chính thức.
Ma chay
Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt
3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài
người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong
quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy mo chủ
trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà không khác so với người Kinh,
tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ còn có bộ trang phục riêng
gọi là bộ quạt ma.
Khi người con trai
trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố mất, nếu chống gậy gỗ thì
gia đình có mẹ mất.
Tế quạt ma là một nghi
lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong
nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp
mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm
quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía
trước đặt một chiếc ghế mây.
Sau khi chôn người chết.
lấp đất. Lấy 4 viên đá to đẹp để dánh dấu mồ. 2 viên đặt ở đầu và cuối. 2 viên
đặt 2 bên.4 viên đá này rất quan trọng để tránh mất mồ mả. Tìm được 4 viên đá
coi như tìm được mả.
Người Mường Lạc SƠn
Hòa bình: sau khi chôn người chết. 3 đêm đầu vẫn để hương thờ.sau 3 đêm thì làm
lễ cho đồ dùng..... và đưa người chết về mồ về mả. hôm 49 ngày thì làm lễ
"thay màu áo". Tức là nhuộm áo tang chấm dứt mặc áo tang.
Tết năm đầu tiên đó
anh em họ hàng mang lễ đến nhà có người chết đặt lễ cho hồn người chết đó. gọi
là "đặt cành kèo". gồm gồm bánh trưng chai rượu
Lịch
Lịch Cổ truyền người
Mường gọi là sách đoi làm bằng 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ
có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự
công việc.
Người Mường ở Mường Bi
có cách tính lịch khác với người Mường ở các nơi khác gọi là cách tính ngày
lùi, tháng tới. Tháng giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường các
nơi khác và tháng 10 âm lịch.
Lễ hội
Người Mường có nhiều
ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4),
lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
Văn nghệ dân gian
Kho tàng văn nghệ dân
gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ,
dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa,
hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra
còn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ còn
dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng
thức gọi là "đâm đuống". Tín ngưỡng:Người Mường thờ cúng Tổ Tiên Ông
Bà.
Hát Xéc bùa (có nơi gọi
Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường
hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc.
Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ
biến.
Bên cạnh đó, người Mường
còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường
phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám
tang.
Ngoài sáo, nhị, trống,
kèn... thì cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc.
Chơi
Trò chơi của người Mường
gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu
như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, v.v... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên
nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn
giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò
đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn.
Phương tiện Vận chuyển
Phụ nữ phổ biến dùng
loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua
trán hoặc qua vai để chuyên chở. Ðôi dậu, đòn gánh có mấu 2 đầu, đòn xóc cũng
thường được sử dụng.
Nước sạch được chứa
trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về dựng bên vách để dùng dần.
Photo
Khu mộ đá Đống Thếch ở Kim Bôi, Hòa Bình, tương truyền
là nơi chôn cất các quan lang người Mường)
Nhà cửa
Người Mường sống trong
những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng
bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các
đồi gò thấp. Làng bản mường sống tập trung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá
kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà. Các bản mường thường có khoảng từ
20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn nữa. Bản làng thường dựng
nơi gần nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất. Tuy vậy, bản
làng của người Mường ít khi lộ rõ để người ngoài dễ phát hiện vì được bao bọc bởi
luỹ tre và cây ăn quả. Đường vào bản thường là những con đường mòn nhỏ quanh co
tạo cảm giác dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ không coi trọng việc dựng
nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thông đi lại. Vì lẽ đó mà muốn vào bản làng
hay nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ nối làng với đường
chính hoặc lội qua những con suối, ngòi.
Với người Mường nói chung,
nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời.
Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng
đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ,
mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Người Mường rất trọng
hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo
tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn
đến cho gia đình
Theo quan niệm của người
Mường, làm nhà không được ngược hướng với đồi núi, chính vì vậy, bề ngoài, nhà
của người Mường có vẻ không theo một quy luật nào. Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa
vào đồi gò, cửa hướng ra khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt. Nhà dựng
ở ven sông thì mặt có thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong... Tất cả những
cái tưởng chừng là "lộn xộn" đó lại tạo cho bản làng của người Mường Thanh
Sơn cảm giác vừa vững vàng vừa cởi mở với những nét độc đáo riêng.
Nhà sàn của người Mường
là kiểu kiến trúc cổ truyền. Việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một
quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng họ
là "Te tấc te đác" (đẻ đất đẻ nước). Trong bản mo đồ sộ này có đoạn
nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh
ra nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với
nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được
một con rùa đen trong rừng
đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì
rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa để thịt:
Bốn chân tôi làm nên cột
cái
Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui
Nhìn qua đuôi làm trái
Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ
Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài
Muốn làm mái thì trông vào mai
Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách
Lấy chạc vớt mà buộc kèo
Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa.
Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà
để ở.
Việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn,
nhiều sức lực nên họ có tục giúp đỡ nhau. Người giúp gỗ, người giúp lạt, người
giúp công, giúp sức. Trước kia, để nhận được sự giúp đỡ của dân làng, gia đình
làm nhà phải chuẩn bị một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ Lang báo cho mọi người
trong bản làng biết. Mỗi gia đình sẽ cử một người đến giúp. Người ta phân công
những công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận như xẻ gỗ, đan nứa,
pha tre,
đan gianh cọ, lợp mái…
Gia chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau. Nhà khá
giả thì mọi người giúp ít và ngược lại. Theo tục này, ở xã Xuân Đài có lệ khi một
người làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba
đến năm cân gạo nếp, hai chai rượu, một con gà… Lệ này ở mỗi xóm làng lại có những
quy định khác nhau. Ở xã Tân Phú thì có lệ mỗi gia đình đưa cho gia chủ bốn
trăm "phá" (tức là hai trăm cây nứa gập đôi). Nói chung, tục giúp
nhau trong việc làm nhà của người Mường Thanh Sơn như đóng góp nguyên vật liệu, lương thực, thực
phẩm và ngày công thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng, tinh thần tương
thân tương ái, đoàn kết cộng đồng sâu sắc.
Trong quá trình dựng nhà của người Mường, thầy mo có
vai trò tương đối quan trọng. Mở đầu việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm cọc vào
nơi làm cầu thang. Sau đó, chủ nhà cày ba luống làm lệ trên nền làm nhà. Ông mo
đi sau vảy nước vào những luống cày đó và khấn vía lúa. Người làm nhà chuẩn bị
vài cụm lúa đã tuốt hết hạt chỉ còn cọng rơm ném ra xa rồi cầm đòn
xóc đâm vào cụm lúa nâng lên. Mỗi lần nâng đòn xóc lên rồi lại để xuống và hát giang
ý nói rằng "lúa đẹp, lúa nặng, lúa bay về nhà để cho no cho đủ…". Ông
mo nâng các cụm lúa lên trên tay rước đi vài vòng rồi giang mo "đẻ đất đẻ
nước" đoạn nói về rùa dạy dân làm nhà. Tiếp theo ông mo vảy một thứ nước
mà người Mường cho đó là nước phép vào những hố chôn cột để xin thần linh cho
gia chủ làm nhà mới.
Người Mường kiêng không để mấu của đòn tay quay xuống mặt
sàn. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu
thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhà gác lên thượng lương. Gốc
sào cũng phải quay về gian gốc. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn,
không bị sâu hay bị đốt cháy dở. Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không
mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường đặc biệt quan tâm đến những
cây gỗ mọc ở núi đá như giống gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm
nhưng khi chôn xuống đất hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi người Mường
còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lên làm.
Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng
khung, được chôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục
chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm
vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín
ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng
cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt. Tuy nhiên cột
nhà của người Mường Thanh Sơn không được gia công bào gọt nhiều như cột
nhà của người Thái và người Mường ở Hòa Bình. Nếu cột nhà của người
Thái Sơn La được xẻ, bào, đẽo cho vuông thành, thì cột nhà của người Mường Thanh
Sơn chỉ bào lớp vỏ ngoài và để tròn.
Người Mường dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh
kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre
bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Khung nhà sàn của người Mường
được dựng hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục đẽo mà thành. Đòn tay (tôn thảy)
được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái
gọi là cái khoá kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc
bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ
(loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp
dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng
vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ
biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi, người Mường đã thay cách lợp nhà.
Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum
hình mai rùa.
Nếu như nhà sàn của người Mường ở Hoà Bình phổ biến là bốn
mái (hai mái đầu hồi và hai mái dài). Sàn nhà thấp giống sàn nhà của người
Thái thì nhà sàn của người Mường ở Thanh Sơn cũng như nhà sàn
Yên Lập chủ yếu là loại nhà sàn hai mái mà không có mái đầu hồi. Mái nhà dốc vảy
gần sát sàn. Nhà của người Mường không có sàn thềm bên ngoài như của người
Thái. Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng pha thành mảnh dát xuống
lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt mây buộc chặt kết thành từng
mảnh buộc chặt vào khung sàn. Những sàn nhà của nhà Lang trước đây thì thường
dùng gỗ tốt như lim, gụ làm sàn nên qua thời gian sử dụng, những tấm ván lên nước
bóng láng. Từ mặt đất lên sàn nhà thường cao khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm
thấp hay cao ráo.
Công việc làm nhà tiến hành trong 4 – 5 ngày thì kết
thúc. Ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ
cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong,
gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nước, ma đồi
gò… thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với
con cháu phù hộ gia đình may mắn.
Nhà của người Mường thường ba đến năm gian. Những gia
đình đông con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày
nay còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu
thang và máng nước sinh hoạt. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc.
Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục
lệ đối xử hành vi của con người với ngôi nhà.
Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong
nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu
thang. Cây cột gốc được người Mường trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên.
Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng,
gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng
không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm
nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên
và thần linh.
Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong
nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn
lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống.
Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến
sàn nhà gọi là cửa sổ "voóng" linh thiêng, không ai được đưa vật gì
hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có
tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tương đối quan trọng. Ở
chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái
giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (người Mường gọi là nường). Bên cạnh đó, người
Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính
(gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng
âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình.
Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành
cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở
ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một
cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người
Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường
viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển
bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để
vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên
trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói
và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì người Mường
quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều.
Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và
phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để
cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc
tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng,
trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.
Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn
bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các
gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo
và ngủ nghỉ. Đầu hồi nhà, người Mường để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối
đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo nhà
có việc lớn như đám cưới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ
sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống
rộn ràng âm vang, người Mường gọi là "đâm đuống" hay "châm đuống".
Dưới sàn nhà, người Mường nuôi gà, trâu hoặc để cất các công cụ sản xuất như
cày, cuốc, liềm, nong, nia… Nhà của người Mường thường chỉ có một cầu thang.
Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu
nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường quan niệm đó là
sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà "vào đầu này ra đầu
kia".
Trang phục
Người Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách
thẩm mỹ trên trang phục.
Thầy mo khi hành lễ mặc y phục riêng. Ðó là chiếc áo dài
5 thân cài khuy bên nách phải, nhuộm màu xanh hoặc đen, thắt dây lưng trắng, đội
mũ vải nhọn đầu. Thầy mỡi khi cúng chữa bệnh thường đội mũ chầu.
Trang phục nam
Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi
dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt
tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng
còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội
dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen
dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.
Trang phục nữ
Photo
Trang phục dân tộc Mường
Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc
đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo
cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt
cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các
hoa văn được dệt kỳ công. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc
4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại
áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo
màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền).
Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu
thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người
khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp
váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách
trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng
giềng (trừ nhóm Thái Mai Châu, Hòa Bình do ảnh hưởng văn
hóa Mường mà mặc thường ngày tương tự như họ). Nhóm Mường Thanh Hóa có loại áo
ngắn chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực. Phần
trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang trên, rang dưới, và cao.
Trong các dịp lễ, Tết, họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác
ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn
cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên
trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh nhưng ngắn hơn.
Hoạt động kinh tế truyền thống
Nông nghiệp ruộng nước chiếm
vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là
chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín
dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy
từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng
nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ.
Ngoài ruộng nước, người Mường
còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ
công nghiệp (dệt vải, đan lát...).
Cụ thể như sau:
Nghề nông trồng lúa nước
Nghề nông trồng lúa nước được
tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng phẳng gần sông, ngòi. Đó là những mảng đồng
bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò
thấp. Người Mường Thanh Sơn rất coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc
sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó,
người Mường còn trồng cả lúa tẻ và ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất
cao. Ngoài những thửa ruộng nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc
thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng
nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thanh làm
ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường Thanh Sơn biết
đào mương bắc máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối,
ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo. Ruộng
bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa. Các vụ khác người
Mường dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích hợp với mùa
khô ít nước. Một loại ruộng mà người Mường Thanh Sơn biết tận dụng
khai phá để trồng lúa gọi là ruộng chằm, ruộng rộc. Đây là những thửa ruộng ở
nơi đầm lầy dưới là bùn loãng, nước còn ở mặt trên cùng cỏ dại mọc thành tầng,
thành lớp. Ruộng chằm – rộc thường rất sâu, đến thắt lưng thậm chí còn đến ngực.
Do đó, ruộng loại này thường rất khó khăn trong canh tác vì không thể cày bừa dễ
dàng như ruộng bậc thanh hay ruộng nước ở đồng bằng. Để thuận lợi làm ruộng
cũng như thu hoạch, người Mường thường phải chặt chuối, tre làm thành bè để bám
hoặc gối lên làm cỏ, cấy hay gặt. Tuy vậy, do điều kiện không có nhiều diện
tích thuận lợi cho canh tác nông nghiệp thì những loại ruộng chằm ruộng rộc
cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong cuộc sống của người Mường.
Nương rẫy
Bên cạnh những thửa ruộng nước,
người Mường Thanh Sơn còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc
hậu kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm quý trong việc chọn đất
làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ
hay những vạt đất đen ven đồi núi. Khi chọn đất, người Mường thường chặt một
cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng
tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên
tay thấy mềm dẻo, bóng như pha mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý,
người Mường Thanh Sơn tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không
cho người khác lấy mất. Người Mường đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi
cho việc dọn nương. Công việc gieo trồng tiến hành vào khoảng tháng 3- tháng 4
khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu tiên. Người Mường Thanh Sơn trồng
lúa nương không bằng cày cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót
nhọn một đầu dùng để đâm hố tra hạt. Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành
cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt lấp các hố lại. Việc gieo trồng lúa nương tương
đối đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như
trông nom không để chim thú phá hoại. Trong làm nương rẫy, người Mường Thanh
Sơn đặc biệt có ý thức hạn chế hoả hoạn cháy rừng tràn lan. Điều này bắt
nguồn từ quan niệm truyền thống "vạn vật hữu linh". Theo người Mường,
rừng núi, cây cối, dòng sông, suối… cũng có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ
cai quản. Cho nên, họ tránh làm nương rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là
linh thiêng- nơi ngự trị của thần rừng, thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ
tơi xốp đến đâu. Từ quan niệm đó mà trong lao động sản xuất của người Mường nói
chung, người Mường Thanh Sơn nói riêng có nhiều tục lệ lễ nghi nông
nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng
và mở cửa rừng … kèm theo lệ cấm kiêng kị mang tính chất siêu nhiên linh
thiêng.
Một số nghề phụ khác
Cùng với nghề nông trồng lúa
(lúa nương và lúa nước) làm chính, người Mường Thanh Sơn còn tăng gia
sản xuất với những hoạt động kinh tế phụ gia đình, từ chăn nuôi, làm vườn, dệt
vải, đan lát.. đến săn bắn và hái lượm. Cần phải nói rằng mặc dù những hoạt động
này không phải là lao động sản xuất chính nhằm đảm bảo cuộc sống của người Mường Thanh
Sơn nhưng những nghề phụ này lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong
việc cung cấp nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của họ.
Chăn nuôi
Những đàn gia súc, gia cầm
thường được người Mường nuôi thành bầy đàn thả dông trong rừng. Người Mường Thanh
Sơn nuôi gia súc chủ yếu là trâu, bò ngoài cung cấp thực phẩm trong những
ngày hội trọng đại còn dùng làm sức kéo trong lao động sản xuất. Đối với người Mường,
trâu bò có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày vì đối với họ chúng là cả
tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà trong bản và bản này với
bản khác. Trâu bò chăn thành bầy đàn trong rừng lâu ngày đôi khi đem đến những
điều ngạc nhiên thú vị về số lượng tăng giảm do sự sinh nở của chúng. Bên cạnh
đó, người Mường Thanh Sơn còn nuôi lợn, gà để lấy thịt trứng. Chúng
cũng được người Mường nuôi thả thành bầy. Người Mường Thanh Sơn không
có thói quen làm chuồng trại riêng cho gia súc, gia cầm. Họ thắt buộc những con
trâu bò dùng để cày bừa dưới gầm sàn và làm chuồng trại cho gia cầm. Riêng đối
với lợn, họ không mấy khi nhốt dưới sàn nhà mà được làm chuồng ở xa nhà, xa nguồn
nước. Người Mường Thanh Sơn còn biết tận dụng ao hồ, sông ngòi để
nuôi thả cá. Tuy vậy do địa bàn cư trú bán trung du và miền núi nên ao hồ ở nơi
người Mường ở xuất hiện ít. Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, tôm tự nhiên ở
sông, suối và các chi lưu của nó. công cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới, đó,
đăng, chũm. Song có lẽ kiểu đánh bắt cá truyền thống của người Mường Thanh
Sơn là dùng một thứ lá có độc gọi là lá cơi giã nhuyễn dải xuống một khúc
suối ngòi đề làm cho cá tép say nổi lên mặt nước rồi bắt đem về.
Nghề vườn
Người Mường nói chung và người
Mường Thanh Sơn nói riêng không chú ý lắm đến hiệu quả kinh tế vườn
đem lại. Vườn của người Mường Thanh Sơn trồng đủ các loại cây như
cau, mít, bưởi, chuối, khế, chanh, trầu, tre, bương, chuối… Có thể nói, ngoài
các hình thức lao động kiếm sống phụ khác, mảnh vườn trở nên gắn bó thân thiết
với người Mường như một phần của cuộc sống. Với người Mường Thanh Sơn, hầu
như nhà nào cũng có mảnh vườn nhỏ đủ để trồng cây quanh nhà, mỗi thứ một ít để
phục vụ cho gia đình theo kiểu mùa nào thức ấy. Phụ nữ trong gia đình rất chăm
lo đến các loại cây trồng trong vườn. Đôi khi những người đàn ông cũng rất
thích thú với mảnh vườn quanh nhà của mình. Họ quyết định các giống cây trồng
và quan tâm đến chúng. Tuy vậy, vườn của người Mường
Vi Đức Hồi (Trích bách khoa toàn thư)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét