Cao Lan là một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán
Chí). Trước đây các học giả người Pháp coi người Cao Lan là một bộ phận của dân
tộc Dao. Người Cao Lan còn được gọi là người Trại. Cho đến nay, người Cao Lan ở
Bắc Giang vẫn tự nhận mình là người dân tộc Cao Lan, có tiếng nói riêng thuộc
nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.
Theo số liệu thống kê năm 2014, nhóm dân tộc Cao Lan – Sán
Chí ở Bắc Giang có khoảng trên 25 nghìn người, sống tập trung ở 4 huyện: Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.
Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống ở vùng núi thấp,
người dân tộc Cao Lan lấy việc trồng trọt lúa nước và cây lương thực
khác trên đất dốc là hoạt động kinh tế chủ đạo, ngoài ra họ cũng tận dụng những
khoảnh đất bằng phẳng để trồng lúa nước. Tất cả hoạt động khác như chăn nuôi,
thủ công gia đình, trao đổi buôn bán hay săn bắt hái lượm đều là những hoạt động
kinh tế phụ mang tính chất bổ trợ cho trồng trọt. Trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, người dân tộc Cao Lan sử dụng các nông cụ như cày, bừa, cào, cuốc bàn,
dao quắm và hái.
Một loại áo đặc sắc của phụ nữ người Cao Lan là pù dằn
dinh, áo có màu chàm thậm. Dưới gấu áo đáp liền nhau những miếng vải trắng,
hình vuông. Áo không cúc, khi mặc đồng bào thắt thắt lưng bên ngoài. Trang phục
nam giới có nhiều nét giống trang phục nam hai dân tộc Tày, Nùng. Áo nam màu
chàm, quần gần giống quần bà ba của người Kinh.
Xưa kia, người dân tộc Cao Lan thường ở nhà sàn. Từ những
năm 60 của thế kỷ XX, những ngôi nhà sàn của đồng bào đã nhường chỗ cho những
ngôi nhà đất. Do vậy, hiện nay những ngôi nhà sàn ở Bắc Giang còn lại rất ít.
Vi
Đức Hồi (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét