Giữ nghề làm bánh của dân tộc Giáy (Mông Xuân Vanh)

Đến với Lai Châu, du khách sẽ được giới thiệu tới thăm xã San Thàng (thành phố Lai Châu) - nơi có những món bánh lạ miệng, thơm ngon của đồng bào dân tộc Giáy được bán ở phiên chợ vào ngày cuối tuần. Đó là những loại bánh cổ truyền mà trước đây người dân tộc Giáy chỉ làm vào dịp lễ tết như bánh bỏng, bánh dẻo, bánh cắt, bánh trắng, bánh tẻ, bánh dày, bánh bò… Ngày nay, làm bánh đã trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình.

làm bánh.


Để làm được một mẻ bánh bỏng, người thợ lành nghề phải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đòi hỏi một sự khéo léo, am hiểu và kinh nghiệm đã được đúc kết qua nhiều năm. Gạo nếp phải là loại ngon, thường là nếp cái hoa vàng hạt tròn to được ngâm qua đêm cho nở đều. Sau khi ngâm xong, nếp được vớt ra để ráo nước rồi trộn đều với mỡ nước và đưa lên đồ. Khi hạt nếp chín mềm sẽ đem phơi, giã mỏng như cốm rồi tiếp tục phơi cho đến khi khô giòn. Từ gạo đã được phơi đem rang lên cho đến khi nổ phồng, đường trắng sẽ được đun cho tan chảy, tạo kết dính. Khi có độ dẻo thì đổ gạo đã rang vào đường trộn đều rồi đưa lên khuôn ép, cắt thành những chiếc bánh bỏng. 

Nguyên liệu làm bánh.

Rượu ngô truyền thống Sùng Phài của đồng bào Mông, lạp sườn, thịt sấy của đồng bào Thái… cùng với nghề làm bánh của đồng bào Giáy ở Lai Châu đã và đang mang lại lợi ích vật chất, ý nghĩa tinh thần cho đồng bào vùng cao. Trong guồng quay của công nghệ hiện đại.

Mông xuân Vanh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét