Các nghệ sĩ tuồng Dá Hai luyện tập để chuẩn bị biểu diễn.
Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống của đồng bào các
dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng thì tuồng Dá Hai của người Nùng khá nổi bật. Xuất
hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20, giờ đây làn điệu này vẫn được con cháu người
dân tộc Nùng (cao bằng) lưu giữ, phát huy và dần có sự biến chuyển thích hợp
với lối sống hiện đại.
Dân tộc Nùng ở Cao Bằng có số dân đông thứ hai trong tỉnh
bao gồm các nhánh: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Giang... Họ thường sống
thành chòm xóm với những dãy nhà sàn liền kề, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, tôn n
trọng đạo lý, phong tục và quy ước về nếp sống cộng đồng. Lòng nhân ái này
không chỉ thể hiện qua cách ứng xử giao tiếp thường ngày mà còn được phản ánh
trong các bài dân ca, dân nhạc, nhất là làn điệu Dá Hai.
Dá Hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần
gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng
phong phú và hấp dẫn. Những giai điệu trong Dá Hai mang nhiều màu sắc khác
nhau, có kịch tính: trữ tình, than thở, vui buồn... nhưng quy tụ đầy đủ mọi mặt
cuộc sống xã hội, đại diện cho mọi tầng lớp thông qua nhân cách hóa các nhân vật.
Làn điệu Dá Hai cũng phong phú khi mỗi làn điệu được thể hiện khác nhau, phù hợp
hoàn cảnh, nội dung và tâm trạng người thể hiện. Khi vui vẻ, phấn khởi như dịp
cưới xin, lễ hội, lễ mừng nhà mới... dùng điệu Sái Vá, lúc hùng hồn, khí thế
sôi nổi được thể hiện với làn điệu Hí Tảo hoặc đau thương, buồn bực thì dùng
Thán Tảo... Bởi sự đa dạng đó mà có thời kỳ, Dá Hai đã phát triển sâu rộng như
bó hoa thơm khoe sắc hương trong các bản làng Tày, Nùng ở Cao Bằng.
Vi Đức Hồi (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét