Người dân tộc Giáy,
còn gọi là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ, là một dân tộc thiểu số trong
số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Dân số người dân tộc Giáy tại Việt Nam theo điều tra dân số năm 1999 là 49.098
người.
Các tên gọi khác của người dân tộc Giáy bao gồm Nhắng, Dẳng,
Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ.
Sửa: Người dân tộc Giáy ở Lào Cai nói nhẹ nhàng, tự gọi
tên dân tộc mình là Pú Dáy. Còn tiếp đó là Cấn Dẳng là tiếng của người Tày sống gần với người Giáy, tiếp đó là người Kinh
gọi lớ Dẳng thành Nhắng. Pâu Thìn, Pú Nà mặc trang phục như người Giáy, dùng lời
hát, thơ ca, tục ngữ, đồng dao như người Giáy (Pú Nà ở Lai Châu) nhưng tiếng Pú
Nà người Giáy không nghe được, Dáy Củi Chu tiếng nói cũng khác. Còn Xa Dìn
là tiếng Quan Hỏa (Hán) dùng để chỉ tên
người Giáy. Tên: Giáy quy định bây giờ của nhà nước khi ghi sổ hộ khẩu.
Dân số và địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tại 39 trên tổng số
63 tỉnh, thành phố. Người Giáy cư
trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người, chiếm 48,8% tổng số người Giáy tại
Việt Nam), Hà Giang (15.157 người, chiếm 25,9% tổng số
người Giáy tại Việt Nam),Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người)[2].
Đặc điểm kinh tế
Người dân tộc Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn
thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Người Giáy nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà,
vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.
Hôn nhân gia đình
Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là
người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới
xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng
là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ". Đó là trường hợp
cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền của để cưới hỏi đường
hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ".
Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong
sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin
tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào
miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc
làm nhà cửa, đám ma của chính người đó.
Văn hóa
Người Giáy vốn có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng
dao v.v... Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ
dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi
loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ
là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.
Nhà cửa
Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn. Nhóm Giáy vùng Lào Cai, Lai Châu ở nhà đất. Nhưng qua tài liệu văn học dân gian
thì người Giáy vốn ở nhà sàn. Hiện nay người Giáy ở nhà đất vẫn còn dựng một
sàn trước cửa để sử dụng. Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang
nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình
quay ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay
có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng.
Trang phục
Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại
áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét. Một số tộc người ở nước ta (phía bắc)
có mặc loại áo xẻ nách (thường là áo dài), số áo ngắn loại này không nhiều
như người Nùng... Tuy nhiên đây là loại áo với
kỹ thuật "xẻ nách" và phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không
cầu kỳ nhưng là một sắc thái riêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật.
Trang phục nam
Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải. Áo thường
có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm. Nam
mặc quần ống đứng (rộng 35 – 40 cm), cạp to bản, không dũng dây cút mà chỉ
vận vào người. Trước đây nam giới thường quấn khăn trên đầu. Có nhóm nam cũng mặc
áo xẻ nách.
Trang phục nữ
Phụ nữ Giáy phổ biến mặc loại áo ngắn xẻ nách. Đây là loại
áo ngắn trùm kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng. Cổ áo đường viền xẻ nách từ
vai trái sang phải được viền và trang trí vải khác màu (thường là tương phản với
nền áo) cũng như ở hai vai, giữa cánh tay và cửa tay. Cũng có loại áo như trên
nhưng lại để chàm hoặc trắng nguyên không trang trí. Aáo mặc trong là loại áo
cánh ngắn cộc tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. Aáo xẻ nách cài
cúc vải được tết cẩn thận với nhiều loại đẹp mắt. Phụ nữ Giáy thường đội khăn
quấn thành nhiều kiểu khác nhau, cổ đeo vòng bạc. Nhóm Giáy Lao Cai, Lai Châu mặc
quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng. Tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường
đeo túi vải thêu hoa văn phổ biến ở đáy túi là hình răng chó. Phổ biến đi loại
giày vải thêu hoa văn nhiều loại.
Lược trích Bách khoa toàn thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét