Dân tộc Dao (Vi Đức Hồi)


Dân tộc Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á.
Tại Trung Quốc dân tộc người Dao là một trong số 56 dân tộc thiểu số  được công nhận, (tiếng Hán: 瑶族, Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) . Dân tộc Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở LàoMyanmaThái Lan.

Dân tộc Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, dân tộc Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).
Ngoài ra, dân tộc Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau.

Tổng số dân Dân tộc Dao
751 067 người (năm2009)
Khu vực có số dân đáng kể Trung QuốcViệt NamLàoThái Lan, Mianma
Ngôn ngữ Miêu-DaoTai-KadaiTrungViệt
Tôn giáo thờ cúng tổ tiên, Đạo giáoPhật giáoKitô giáo

Các nhóm và ngôn ngữ
Có một số nhóm khác biệt trong phạm vi dân tộc Dao, và các nhóm này cũng nói bằng một vài ngôn ngữ từ các ngữ hệ khác nhau, như:
Người Miền nói các thứ tiếng Miền (tiếng Trung: 勉語/勉语, Hán-Việt: Miễn ngữ), bao gồm:
Các ngôn ngữ Miền-Kim
Tiếng Dìu Miền (Ưu Miền), khoảng 818.685 người (383.000 tại Trung Quốc, 350.000 tại Việt Nam, 40.000 tại Thái Lan, 20.250 tại Lào, 70.000 tại Hoa Kỳ)
Tiếng Kim Môn (còn gọi là tiếng Dao đồng bằng, tiếng Làn Tẻn, tiếng Lam Điện), trên 300.000 người 
Phương ngữ Phiêu Man, 20.000 người
Phương ngữ Tảo Mẫn, 60.000 người
Tiếng Miền Phiêu-Giao, 43.000 người
Tiếng H'Mông (hay tiếng Miêu)
Tiếng Bố Nỗ, 258.000 người
Phương ngữ Ngô Nại, 18.442 người
Phương ngữ Ưu Nặc, 9.716 người
Phương ngữ Huỳnh Nại, 1.078 người, còn được biết đến như là 'Hoa Lam Dao
Một vài ngôn ngữ học gộp lại với tổng cộng trên 287.000 người - cùng nhau  các phương ngữ của tiếng Bố Nỗ.
Tiếng Lạp Già  12.000 người.
Khoảng 500.000 người nói các phương ngữ của tiếng Trung
Chữ viết
Dân tộc Dao có chữ viết gốc Hán được Dao hóa (chữ Nôm Dao).
Văn hóa
Sách cổ đã sưu tầm và kiểm kê có tới 68% là các bộ kinh thư, các sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Sách văn học tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (22,8%) nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một số dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn khá nhiều tập truyện văn học, bao gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2 truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng dân tộc Dao như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh", "Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả của dân tộc Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả (40%). Một số truyện tuy có chủ đề khác nhưng trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của dân tộc Dao.

Hai phụ nữ dân tộc Dao ở Sapa

Phong tục tín ngưỡng
Họ có phong tục thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Có thể xác định dòng họ và thứ bậc của người Dao qua tên đệm. Ma chay của dân tộc Dao được làm theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hỏa táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn.
Bàn Hồ
Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, thủy tổ của dân tộc Dao, đã được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ, trong đó đặc biệt phải kể tới sách "Quá Sơn bảng văn, Bàn Hồ (truyện thơ) và Đặng hành và Bàn Đại Hộ (truyện thơ). Các tác phẩm nêu trên vừa được truyền miệng trong dân gian, vừa được các trí thức người Dao ghi chép thành sách bằng chứ Nôm Dao (kiểu chữ dùng mẫu tự Trung Quốc để ghi tiếng Dao).
Quá Sơn bảng văn (hay Bảng Văn, Bình Hoàng khoán điệp) được viết trên tấm vải dài, rìa được đệm vải cho cứng chắc. Toàn bộ tài liệu này được ghi bằng chữ Nôm Dao, hai đầu có vẽ cảnh triều đình, vua ngồi trên ngai vàng, dưới chân là con chó Bàn Hồ, nội dung của Quá Sơn bảng văn có thể tóm tắt lại như sau:
Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng, mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một hôm bình vương nhận được chiếu thư của Cao Vương liền hội triều đình lại để bàn cách đánh lại Cao Vương. Trong khi mọi người còn đang yên lặng vì chưa tìm ra được kế gì, thì con long Khuyển Bàn Hồ nhảy ra phủ phục trước nhà vua xin đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ đi, vua hứa nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương thì sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ phải mất 7 ngày 7 đêm mới tới được chỗ Cao Vương. Cao vương thấy con chó Bàn Hồ từ chỗ Bình Vương tới thì cho đó là điềm may, liền mang Bàn Hồ về cung cấm nuôi. một hôm nhân lúc Cao Vương uống rượu say. Bàn Hồ cắn chết Cao Vương, ngoạm đầu mang về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương gả con gái cho Bàn Hồ. Sau lễ cưới, Bàn Hồ mang vợ về núi Cối Kê (Chiết Giang), sau đó vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con trai và 6 người con gái; 12 người con của Bàn Hồ đều được Bình Vương ban sắc thành 12 họ. Riêng con cả lấy họ cha, họ Bàn, còn các con khác lấy tên họ sau: Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Lý, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn vương sinh sôi ra ngày một nhiều. Tới thời Hồng Vũ (1368-1398), bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao để đốn rừng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà vua phải cấp cho Quá Sơn bảng văn để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống.
Nhà cửa
Ở Việt Nam, dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên...Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng,...chúng ta vẫn có thể nhận ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này. Về cơ bản, dân tộc Dao có ba loại hình nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn  và nhà nửa sàn nửa đất (dân tộc Dao đỏ ở (Tả Phìn) Sa Pa - Lào Cai). Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây. Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo - vì cột và vì kèo). Nhà ở của dân Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu.
Trang phục
Trong trang phục truyền thống, dân tộc Dao nam mặc quần và áo đơn giản, nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn.
Tại Trung Quốc
Người Dao tại Trung Quốc có thể chia ra như sau:
Lam Điện Dao (Dao Chàm): Phân bố tại Vân NamQuảng Tây. Nhóm này cũng được coi là có mặt tại Việt NamLào. Y phục của họ thường được nhuộm chàm.
Hồng Dao (Dao Đỏ): Chủ yếu cư trú tại huyện Long Thắng (Quảng Tây). Quần áo của họ thường là màu đỏ.
Bàn Dao: Chủ yếu cư trú tại Quế Bình (Quảng Tây). Thờ phụng Bàn Hồ. "Tết Bàn vương" là lễ hội quan trọng nhất.
Sơn Tử Dao:
Đính Bản Dao:
Hoa Lam Dao:
Quá Sơn Dao: Cư trú tại huyện Tân Ninh (Thiệu DươngHồ Nam).
Bạch Khố Dao: Chủ yếu cư trú tại Quảng Tây hà trì nam đan. Họ mặc quần màu trắng, vì thế mà có tên gọi này.
Bát Bài Dao: Chủ yếu cư trú tại huyện tự trị dân tộc Dao Liên Nam (Thanh ViễnQuảng Đông).
Bình Địa Dao (Dao đồng bằng):
Ao Dao:
Trà Sơn Dao:
Bối Lâu Dao: Chủ yếu cư trú tại Lăng Vân (Bách Sắc, Quảng Tây).
Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ dân tộc Dao" do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Dân tộc Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Dân tộc Dao ở Việt Nam có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, dân tộc Dao đã phải trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của dân tộc Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Dân tộc Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di chuyển theo các hướng khác nhau là:
Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên dân tộc Dao áo dài.
Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển.
Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên dân tộc Dao quần chẹt ngày nay.
Địa bàn cư trú
Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà GiangTuyên QuangLào CaiYên BáiQuảng NinhCao BằngBắc KạnLai ChâuHòa Bìnhv.v
Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnhthành phố. Dân tộc Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số dân tộc Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số dân tộc Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số dân tộc Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số dân tộc Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn(51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh),Lạng Sơn (25.666 người), Thái Nguyên (25.360 người)..

Vi Đức Hồi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét