Vài nét phong tục tết của đồng bào Giáy (Hoàng Văn Miện)

Phụ nữ dân tộc Giáy làm bánh tết

Đồng bào Giáy sống tập trung thành làng, bản ở các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu…, còn các tỉnh khác chỉ có một vài hộ cư trú xen kẽ với các dân tộc khác. Lào Cai là tỉnh có đông đồng bào Giáy sinh sống nhất với trên 30 vạn người.

Tháng Giêng trong ngôn ngữ Giáy gọi là “Đươn xiêng” (tháng Tết); “Vắn xiêng” (ngày Tết); “Cưn xiêng” (ăn Tết); “liều xiêng” (chơi Tết). Họ bắt đầu ăn tết từ ngày mổ lợn cho đến ngày 29 tháng Giêng, nhưng mời khách lại chỉ có 2 ngày, đó là ngày mổ lợn (thường mổ vào ngày 28, 29 tháng Chạp) và ngày tiễn ông bà (hóa vàng). Ngày tiễn ông bà của người Giáy tùy theo từng dòng họ. Họ Vàng là chiều ngày mồng một, họ Sần, họ Vạn là chiều ngày mồng ba, các họ còn lại là chiều mồng hai… Các ngày khác người ta không mời khách nhưng khi chơi tết người ta có thể tụ tập ở một nhà nào đó vui chơi và ăn uống hát hò.
.
Tháng mười hai làm bánh giày kết thúc vụ mùa, tháng mười một đón Tết đông chí, hai mươi ba thánh chạp tiễn Táo công… Cái chung nhất trong những ngày tết ở nhà đồng bào Giáy là lịch sự, không nói tục chửi bậy, không đánh cãi nhau. Mọi người vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, có vướng mắc gì thì vì là tết nên đều bỏ qua cho nhau…
Hoàng Văn Miện (sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét