Thờ cúng tổ tiên "khu" là hình thức con cháu thờ
cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã mất. Trước hết là các hình
thức gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó… Họ tin rằng, sau khi tổ tiên
"khu" đã mất, tổ tiên sẽ phù hộ, che chở cho cuộc sống con cháu nơi
trần thế…
Thờ cúng tổ tiên "khu" là hình thức con cháu thờ
cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã mất. Trước hết là các hình thức
gia đình - thị tộc của sự thờ cúng đó… Họ tin rằng, sau khi tổ tiên
"khu" đã mất, tổ tiên sẽ phù hộ, che chở cho cuộc sống con cháu nơi
trần thế…
Khác
với người La Hả, Phù Lá, Kháng chỉ thờ duy nhất một đời (cha/mẹ), người Tày thờ
4 đời (cha - ông - cụ - kỵ) đối với người đang thờ phụng thì người La Chí thờ 3
đời tổ tiên "khu" tức cha - ông - cụ (đối với tổ tiên nam) và 2 đời đối
với tổ tiên nữ (mẹ - bà). Người dân cúng tổ tiên to nhất vào tết tháng 7 “lễ
cúng mừng việc cấy xong và xin tổ tiên "khu" bảo vệ ruộng nương” lễ
cúng khởi đầu từ ngày 1/7 - 13/7, con cháu làm lễ đưa tổ tiên "khu"
trở về…
Bàn thờ tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên của người La Chí được lập lại tại vách tiền,
đối diện khu đặt bếp khách của ngôi nhà. Bàn thờ được lập theo thứ bậc, người đứng
đầu sẽ cao hơn những người kế tiếp sau đó. Bàn thờ lập tương đối đơn giản. Trước
tiên, họ kiếm hai thanh tre, đặt song song và đóng thanh ngang giống dáng chiếc
thang rồi đặt dựng vào vách tiền (vách trước). Tuỳ theo thứ bậc sẽ quy định
then ngang cao - thấp. Từ điểm then ngang, người dân đan một miếng phên nhỏ
hình chữ nhật đặt ngang thanh nối vuông góc vách tiền làm điểm đặt lễ… dâng
cúng, các điểm tiếp xúc sàn (chân thang) và vách được buộc cẩn thận, tạo sự vững
chắc cho nơi thờ tự thiêng nhất của ngôi nhà. Trên bàn thờ thường ngày không đặt
gì, vào những ngày lễ (tết) có đặt 12 chiếc bánh trưng rồi đặt mâm cúng tại
phía dưới. Tuy nhiên, để hoàn thiện, mỗi bàn thờ tổ tiên (tương đương một đời
người) bắt buộc phải trải qua 3 lần dâng cúng:
Lần thứ nhất: lập
bàn thờ lễ vật gồm có: 4 con gà "là ca", 4 gói thịt (trâu hoặc chuột…),
4 chiếc sừng trâu + rượu, Củ gừng (hỏi gọi hồn). Trong nghi lễ gồm có 4 thầy
cúng “pù mê”. Sau khi các vật dâng chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng “pù mê” ngồi vào
điểm cúng, lưng hơi tựa vào phía bàn thờ, đầu hướng phía đặt mâm cúng gọi hồn tổ
tiên về, để biết được tổ tiên về đến đâu, Thầy cúng dùng củ gừng, có sợi dây dọi
buộc dài khoảng 25 - 30 cm, tay giữ chắc và cầm đầu sợi dây hỏi, gọi… nếu củ gừng
lắc đi lắc lại theo lời hỏi của thầy là đã về. Thầy cúng “pù mê” vừa đọc bài
cúng và uống rượu.
Lần cúng thứ hai:
lễ vật bao gồm: 4 gói thịt (trâu, chuột hoặc lợn), 3 con gà, 12 chén rượu, 1
con dê, 4 sừng trâu (để uống rượu), 4 miếng vải thô màu trắng, Bạc trắng hoặc
vòng tay. Thầy cúng “pù mê” mặc trang phục: 1 chiếc áo dài màu đen), thắt lưng,
1 chiếc mũ rộng có quai dây dài xuống phái dưới, một chiếc da trâu khổ 15x30cm
(nay thay vào một miếng vải dày, chuông, que bói bằng sừng trâu, 1 củ gừng có
dây dọi dùng để bói, hỏi ma (tổ tiên).
“Pù mê” ngồi tựa lưng về phía bàn thờ, các thành viên
trong gia đình có thể ngồi phía bên hoặc ngồi gần đó. Khởi đầu lễ cúng, thầy
rót rượu từ 12 chén mời các thành viên trong nhà, họ nhận rượu uống rồi lạy thầy
3 lần… Trong quá trình diễn ra lễ cúng, “pù mê” cầm củ gừng hỏi, vừa cúng vừa
ăn và uống rượu bằng sừng trâu (mời tổ tiên "khu"), thỉnh thoảng véo
một miếng từ củ gừng vứt ra đằng sau. Mâm cúng lần 2 gồm: 7 miếng da trâu
"nhúm", 3 con gà, thịt dê, thịt chua (lợn hoặc trâu), thịt (trâu hoặc
lợn), một gói cơm nếp… Thầy cúng cầu cho làm ăn, chăn nuôi được phát triển; mời
tổ tiên "khu" về ăn, điểm mời đầu tiên từ mộ về… cho gặp con cháu,
báo con cháu với tổ tiên biết và nhận lễ.
Lần cúng thứ ba: lễ
vật dâng cúng bao gồm: 1 con trâu buộc tại cây tre chôn phía ngoài nhà (đối diện
giáp bàn thờ tổ tiên), 1 con lợn, 2 con …Thầy cúng mặc trang phục tương tự lần
hai. Thầy phá bàn thờ cũ, lập bàn thờ mới, các nghi lễ thịt, mổ trâu được làm tại
gốc cây tre bên ngoài và cúng trong nhà. Theo quan niệm của người dân, có làm cả
3 lần thờ thì sau khi linh hồn rời khỏi thể xác trở về thế giới bên kia, hai vợ
chồng "chiều" mới được gặp nhau…
Các nghi lễ thờ cúng: theo chu trình các lễ - tết - nghi lễ
nông nghiệp, tiêu biểu là tết tháng 7 và những nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời
người (sinh đẻ, cưới xin, tang ma, làm nhà), cúng chữa bệnh…con cháu
sẽ mời tổ tiên về dự và phù trợ cho cuộc sống của họ nơi trần thế.
Đối với người La Chí cư trú tại Nàn Sán - Si Ma Cai: Bàn thờ
có sự khác nhau ở mỗi dòng họ. Họ Giàng, Vàng: có bàn thờ tổ tiên, lập tại gian
chính diện, giáp vách hậu của ngôi nhà. Họ Lù, Phần: không có bàn thờ tổ tiên,
khi cúng phải bày trên giường tiếp giáp vế trái gian giữa của ngôi nhà. Theo lời
kể của ông Giàng A Chến (63 tuổi), Giàng Lồ Sùng (46 tuổi) cư trú tại thôn Hó
Chu Phùng thì nguồn gốc sự khác nhau về vị trí thờ tự xuất phát từ
câu truyện như sau:
Ngày xưa, người La Chí sống tập trung tại một nơi, cuộc sống
ổn định, ấm no. Vào một năm do chiến tranh, loạn lạc, dân làng phải chạy đi nhiều
nơi tìm chốn yên thân, họ tập trung thành các đoàn cùng đi. Khi đi, người đi
trước cầm dao chặt cây làm hiệu đã qua nhằm báo hướng đi cho những đoàn kế tiếp.
Một buổi, đoàn người chạy qua khu rừng chuối, họ dùng dao chém như đã qua những
nơi từng đi. Nhưng! vốn là loài cây thân lá, sau khi phát thân mọc nhanh… Đoàn
đi đến nơi, thấy cây đã nhô cao, tưởng rằng đoàn trước đã đi xa, nếu có đuổi
theo cũng khó gặp, không biết lối nào…Do vậy, họ bàn nhau ở lại, lập nghiệp tại
vùng đất đó. Theo thời gian, họ phải làm lễ cúng tổ tiên cùng những nghi lễ
liên quan đến chu kỳ đời người… Những người chạy trước đến một nơi xác định, họ
làm nhà, phát nương, trồng trọt, chăn nuôi… cuộc sống ổn định hơn, làm nhà, có
bàn thờ… Đoàn chạy sau phải đó hang núi vách đá làm nhà tạm… nên không có bàn
thờ (họ Lù, Phần).
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người La Chí ở Lào Cai có
nhiều sự khác biệt so với các dân tộc khác, linh hồn tổ tiên, hồn lúa, thần rắn
(phù trợ cho sản xuất nông nghiệp) được thể hiện rõ nét ở các nghi lễ
trong chu kỳ đời người. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình di cư, điều kiện
nơi cư trú, tiếp biến văn hoá, người La Chí ở Bắc Hà và Si Ma Cai có nhiều sự
khác biệt về ngôn ngữ và các sắc thái văn hoá truyền thống của tộc
Mã Thạch Trong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét