Cô
dâu chú rể người Bru Vân Kiều
Các bậc cha mẹ thường mang các giá trị về vật chất ra để
khuyến khích, thúc đẩy trẻ hoàn thành một công việc. Cách này tuy mang lại hiệu
quả, nhưng lại để lại những mối lo ngại lớn.
Khi xã hội ngày càng phát triển,
theo thời gian nhiều nét văn hóa của người dân tộc Bru Vân Kiều đang dần bị mai
một. Tuy nhiên nhiều giá trị văn hóa có ý nghĩa của dân tộc vẫn được dân tộc
Bru Vân kiều ở Hướng Hóa, Quảng Trị còn bảo lưu và giữ gìn. Một trong những nét
văn hóa đặc trưng của người Bru Vân Kiều trong ngày cưới chính là tục lệ trao
kiếm của chú rể cho cô dâu.
Trong ngày cưới, chú rể và đại diện bên
nhà trai sang nhà gái đón dâu. Lễ vật đón dâu sẽ là một chiếc nồi đồng, đồng bạc
trắng và 1 thanh kiếm là những thứ không thể thiếu trong lễ cưới của người Bru
Vân Kiều. Thanh kiếm chính là lễ vật quan trọng nhất, được dùng để tiến hành tục
lệ trao kiếm và chỉ khi thủ tục này hoàn tất thì cô dâu mới được rời khỏi nhà
mình về nhà chồng.
Khi chú rể đưa cho cô dâu thanh kiếm, chiếc nồi đồng và đồng
bạc trắng, cô dâu sẽ đưa lại tất cả những thứ đó cho mẹ đẻ của mình. Mẹ cô dâu
sẽ bắc chiếc nồi đồng lên bếp, cho 1 ít nước vào nồi cùng với đồng bạc trắng,
cuối cùng bà sẽ đâm mũi kiếm xuống bên cạnh chiếc nồi đồng đang đặt trên bếp.
Thủ tục trao kiếm như trên coi như đã hoàn tất, lúc này cô dâu có thể theo nhà
trai về nhà chồng.
Lễ
cưới được diễn ra khá vui nhộn
Tục lễ trao kiếm trong lễ cưới đã có từ lâu và có ý nghĩa
vôi cùng quan trọng. Thanh kiếm biểu hiện cho sự gắn bó khăng khít giữa vợ và
chồng vì người Bru Vân Kiều quan niệm chuôi kiếm và lưỡi kiếm là hai bộ phận
không thể rời nhau, đôi vợ chồng cũng không thể thiếu nhau. Thanh kiếm còn tượng
trưng cho sức mạnh của chàng trai, chính vì vậy trong 1 gia đình Bru Vân Kiều
sinh được bao nhiêu con trai thì sẽ chuẩn bị bấy nhiêu thanh kiếm.
Khi đã trao thanh kiếm cho nhà
gái rồi thì thanh kiếm đó trở thành thứ tài sản quý giá của gia đình cô
gái. Những gia đình khó khăn chỉ cần 1 thanh kiếm làm bằng sắt đơn giản là
được. Quý nhất là thanh kiếm có bao kiếm được bọc bằng bạc trắng, đầu, thân và
đuôi kiếm được chạm khắc hoa văn cầu kỳ và tinh xảo. Cùng với thanh kiếm là chiếc
nồi đồng và bạc trắng thể hiện sự giàu có, no đủ của gia đình. Nồi đồng càng to
càng thể hiện sự giàu có và sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với gia đình
nhà gái. Khi về nhà chồng, cô dâu phải trải qua 2 tục lệ nữa là tục rửa chân, tục
lệ ăn cơm chung và tục lệ đạp bếp. Nhưng tục trao kiếm vẫn là tục lệ thiêng
liêng nhất đối với người Vân Kiều trong lễ cưới.
Mâm
cỗ trong lễ cưới của người Bru Vân Kiều
Ngày nay tục trao kiếm vẫn được diễn ra trong mỗi đám cưới,
tuy nhiên chú rể có thể mượn kiếm nhau hoặc có dòng họ làm 1 thanh kiếm để cho
các chàng trai trong dòng họ dùng khi có lễ cưới. Cô dâu có thể trả lại thanh
kiếm sau khi lễ cưới kế thúc.
Cuộc sống của đôi vợ chồng người
Bru Vân Kiều rất ít khi bỏ nhau, họ sống hạnh phúc và gắn bó bên nhau.
Gia Bạc (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét