Dân tộc Cao Lan là một trong số các dân tộc khá ít
nhưng lại sở hữu bề dày văn hóa hơn 400 năm. Thế nhưng nét văn hóa dân tộc Cao
Lan lại đang dần biến mất khi không có người kế cận và bảo tồn.
Văn hóa đặc sắc một thời nay còn đâu?
Người Cao Lan đang đứng trước nguy cơ thất truyền văn hóa
dân tộc. Các nghề thủ công dệt vải, đan lát, nông – công cụ độc đáo đã bị bỏ
hoàn toàn. Tiếng nói, chữ viết, hát sình ca, điệu múa truyền thống, trang phục,
phong tục cưới hỏi đang dần biến mất trong cuộc sống của người Cao Lan. Các kho
truyện cổ, tư liệu nghiên cứu, sách đọc về văn hóa dân tộc đang bị thất truyền. Hiện
tại, người Cao Lan hiện chỉ giữ nguyên tục thờ cúng tổ tiên.
Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn là một làng văn
hóa dân tộc Cao Lan điển hình ở tỉnh Tuyên Quang. Người Cao Lan đã định cư ở
đây hơn 200 năm. Nhưng khi đến Giếng Tanh, người ta không nhận ra dấu ấn của một
ngôi làng cổ của dân tộc Cao Lan. Nhà sàn, nông cụ, nghề dệt nay chỉ còn lác
đác trong một số xóm của làng. Khan hiếm gỗ và sự bất tiện trong sinh hoạt khiến
người trong làng dần bỏ nhà sàn truyền thống. Hiện nay, làng chỉ còn 2 căn nhà
sàn
Bàn thờ của người
Cao Lan
Về tục cưới xin, người Cao Lan không có tư tưởng gả chồng
cho con sớm. Nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi ở dân tộc này là hát sình ca.
Sau các cuộc hát sình ca tìm hiểu nhau, người con trai về báo cáo với cha mẹ về
địa chỉ cô gái mình yêu. Thuận vợ, thuận chồng, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ một ông
mối (ông mòi) đi dạm lễ trầu cau, gọi là hoi mạc.
Trong lễ cưới của người Cao Lan, ông mối giữ vai trò đặc biệt,
có ý nghĩa quyết định như: ngủ lại ở bản nhà gái để nghe ngóng, đem lá số về
cho nhà trai, sửa lễ gá bạc, gánh lễ vật… Trong đám cưới, nhà gái chặn đường
nhà trai, thách đố hát sình ca. Họ thậm chí có thể hát cả ngày và thực hiện nhiều
nghi lễ cổ truyền như giã bánh dày, làm buồng mới cho cô dâu, giăng lụa đỏ đón
nhà trai... Người Cao Lan tuyệt đối không mặc áo trắng trong lễ cưới. Nhưng
ngày nay tục đưa đón dâu cổ truyền đã lược bỏ nhiều nghi lễ, đám cưới của người
Cao Lan đã gần giống người Kinh. Bây giờ thanh niên bỏ tục hát sình ca, thay
vào đó là hát karaoke.
Vi Đức Hồi (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét