Khu vực có số dân đáng kể
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Đắk Lắk, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng
Ngôn ngữ
Tôn giáo
Dân tộcTày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt
Nam. Dân tộc Tày trước đây hay được gọi là người
Thổ ( tuy nhiên ngày nay không ai gọi dân tộc tày là người
thổ). Dân tộc Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam.
Dân số và địa bàn cư trú
Dân tộc Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung
du và miền núi phía bắc. trong thời
gian gần đây, dân tộc Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk . Là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt
Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố.. Dân tộcTày cư trú tập trung tại các tỉnh:
- Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và
31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và
25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh
và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và
20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và
18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và
16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh
và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam),
- Lào Cai (94.243 người),
- Đăk Lăk (51.285 người)[4]...Ngoài ra các cá thể dân tộc Tày có mặt ở
khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước…
Tổ chức cộng đồng
Bản của dân tộcTày thường ở chân núi hay ven
suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ
15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.
Trang phục
Trang phục dân tộc Tày
Dân tộc Tày mặc các bộ trang phục có màu chàm.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm
đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí.
Trang phục dân tộc Tày có thể
được coi là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em.
Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa.
Âm nhạc
Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau,
các thể loại dân ca nổi tiếng của dân tộcTày.
Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc. Đàn tính là loại
nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân tộc Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân
ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp
mang đậm bản sắc.
Nhà ở
Những nhà truyền thống thường
là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số
vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở
ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có
chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, dân tộcTày sốngđịnh cư, quây quần thành từng
bản chừng 15 đến 20 hộ.
Tín ngưỡng
Dân tộc Tày thờ tổ tiên và bái Phật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người
Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết
mực. Khách và phụ nữ có thai, mới sinh không được phép ngồi hay nằm trên ghế,
giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của dân
tộcTày, ngày tảo mộ ngày lễ quan trọng nhất của của dân tộc tày, thường là những ngày cuối tháng chạp
âm lịch, mỗi dòng họ xem ngày tảo mộ riêng để khỏi trùng vào ngày
kỵ của mỗi dồng họ.
Ẩm thực
Cuộc sống của dân tộc Tày thường gắn bó với thiên
nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính là những sản phẩm thu được
từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Một số món ăn nổi tiếng là: Xôi trứng
kiến,xôi ngũ sắc,măng chua…
Mái nhà dân tộc Tày ở Thái Nguyên - Mô hình tại phòng trưng bày Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam.
Mặt bên nhà dân tộc Tày - Mô hình tại phòng trưng bày Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam.
Vi Đức Hồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét