Nghi thức cúng thần thổ địa diễn ra tại gốc đa đầu bản.Ảnh:
Internet
Cúng thổ địa là một tín ngưỡng quan trọng
trong đời sống tâm linh dân tộc Giáy (Lai Châu), được tổ chức nhằm phù hộ cho
bà con dân bản có cuộc sống an lành, khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt,…
Trong một năm người Giáy ở Lai Châu có rất nhiều nghi lễ
tín ngưỡng truyền thống liên quan đến tâm linh như: cúng ruộng, cúng bản, cúng
rừng…
Song lễ cúng thổ địa là nghi lễ được cộng đồng, làng bản quan tâm hơn cả,
bởi ngoài việc cúng thổ địa cầu mong mọi điều may mắn, bà con còn được vui
chơi, hát múa, làm các món ăn thể hiện nét văn hóa truyền thống dân tộc mình.
Với quan niệm “Đất có thổ công,
sông có hà bá”, tức dân tộc nào sống trên một vùng đất thì phải thờ cúng thổ
công ở vùng đất đó, vào thời điểm tháng 2 âm lịch hàng năm chính là lúc trời đất
giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, là khoảng thời gian linh thiêng nhất người
Giáy tổ chức Lễ cúng thổ địa.
Đây là nghi lễ quan trọng, quyết định
đến sức khỏe, mùa màng trong năm của cả bản. Vì vậy, lễ vật được quy định là 1
con lợn, 2 con gà khỏe mạnh. Nơi tiến hành nghi lễ cúng thần thổ địa là gốc cây
đa đầu làng. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được cử một người đàn ông có mặt tại
bàn thờ lễ.
Lễ cúng diễn ra với nhiều điều cấm
kị khắt khe: Người vào khu vực cúng khống được mặc đồ màu trắng, đỏ, vì người
Giáy quan niệm mặc như thế lúa sẽ chết trắng đồng, nhà cửa bị cháy. Đặc biệt
khu vực linh thiêng này cấm phụ nữ không được vào, đàn ông mà vợ đang mang thai
cũng không được xuất hiện ở đây. Nếu ai vi phạm sẽ bị dân bản phạt toàn bộ số
tiền lễ vật, để làm lễ cúng lại.
Thây Mo uy tính của vùng sẽ được mời
để cúng cho dân bản. Các bài cúng xoay quanh việc cầu xin thần thổ địa phù hộ độ
trì cho dân bản được an lành, hạnh phúc, may mắn, khỏe mạnh, làm ra thóc đầy bồ,
ngô đầy sàn, trâu, bò, lợn, gà sinh sôi đầy chuồng. Đàn ông thụ lễ tại khu vực
cúng, cầu mong sự an lành, khỏe mạnh sẽ được thần thổ địa phù hộ cho gia đình
mình.
Thi giã bánh dày trong lễ hội.
Ảnh:Internet
Thi đẩy gậy trong lễ hội.
Kết thúc lễ hội, các món
ăn truyền thống được bà con bày ra, mang đậm nét văn hóa ẩm thực bản địa: cá nướng,
cơm lam, thịt nướng, thịt đỏ, khẩu nhục, sáo xíu của người Giáy… cùng với những
lời ca, điệu múa, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Giáy và các trò chơi: thi nhảy
bao bố, đẩy gậy, kéo co… Lễ cúng thổ địa được tổ chức đã thực sự trở thành ngày
hội của đồng bào Giáy.
Băng Châu (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét