Cứ 7 - 10 năm một lần, đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở miền
tây Quảng Trị lại cùng nhau góp công, góp của để tổ chức lễ cúng.
Từ
bao đời nay, thu nhập chủ yếu của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở miền tây Quảng Trị
dựa vào sản xuất nương rẫy theo phương thức “phát, cốt, đốt, trỉa” theo từng
mùa mưa.
Những
năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi thì cuộc sống dân bản sẽ được ấm no, hạnh
phúc, nhưng nếu không may xảy ra thiên tai mất mùa thì cuộc sống sẽ hết sức khó
khăn.
Do
tâm lý “nhờ trời” như vậy nên lễ cúng mùa lên rẫy được bà con đặc biệt tôn trọng.
Cứ 7 - 10 năm một lần, dân bản lại cùng nhau góp công, góp của để tổ chức lễ
cúng.
19
giờ 30 tối, trong không khí mát mẻ, bầu trời có trăng, sao, bà con Vân Kiều, Pa
Cô từ già trẻ, gái trai khắp các bản làng nườm nượp đổ về bờ suối bên dòng sông
Đakrông, ở xã Húc Nghì (huyện Đakrông), bắt đầu một đêm mở hội cầu mùa.
Trước
khi diễn ra lễ cúng, khi ông mặt trời còn chưa gác núi, dân bản cùng khách mời
là nghệ nhân từ những bản xa trong những bộ trang phục đẹp nhất đã kịp có mặt để
cùng nhau nhảy múa theo dọc con suối. Cũng vào thời gian này, việc giết gà, nấu
cơm, luộc trứng… làm lễ cúng đã được đàn ông trong bản chuẩn bị hết sức chu
đáo. Khi mặt trời vừa đi ngủ thì cũng là lúc mọi người kéo nhau tập trung về địa
điểm chính nơi diễn ra lễ cúng.
Cùng
lúc này, già làng Hồ Lâu - chủ lễ, long trọng tuyên bố lý do: “Hôm nay dân bản
tổ chức lễ cúng để cầu nguyện cho đất trời, ông bà tổ tiên phù hộ lên nương làm
rẫy, mong lúa mới thơm đầy làng, mong cây ngô, cây sắn nhiều hạt, nhiều củ”.
Sau lời tuyên bố của già làng tại gian nhà chính nơi đặt những lễ vật quan trọng
của buổi lễ, thầy mo thay mặt dân bản mời ông trời xuống dự lễ, ăn uống và nhận
lời cầu nguyện của thầy mo cùng các già làng.
Tiếng
của thầy mo cất lên lúc trầm, lúc bổng hòa trong tiếng trống dồn dập, tiếng
chiêng vang vọng. Họ không chỉ cầu mong cho mùa màng tươi tốt, bội thu, mà còn
cầu mong cho cuộc sống dân bản luôn được bình yên, tránh được ốm đau dịch bệnh,
thiên tai, mọi người luôn thương yêu, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Trong
khi thầy mo và các già làng tiến hành lễ cúng thì dưới cây nêu, nơi buộc vật hiến
tế (trâu, dê), đông đảo dân bản già trẻ, gái trai sẽ cùng nhau nhảy múa, thưởng
thức ngụm rượu cần mềm môi. Và cứ thế cuộc vui sẽ diễn ra đến sáng hôm sau...
Gia Minh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét