Dân tộc La Chí (Bùi Quang Thận)

Tên tự gọi: La Chí
Tên gọi khác: Thổ Đen, Mán, Xá.
Dân số: 10.765 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người La Chí thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai. Người La Chí chưa có chữ viết riêng.

Địa bàn cư trú: Người La Chí sống tập trung ở hai tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
Nguồn gốc lịch sử: Người La Chí sống lâu đời ở miền núi phía Bắc nước ta.
Đặc điểm kinh tế: Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, khi thu hoạch đập thóc tại ruộng, cũng làm nương rẫy và trồng màu. Công cụ sản xuất có cày bừa, cuốc, gậy chọc lỗ tra hạt. Săn bắn hái lượm có vai trò đáng kể. Nghề thủ công gồm có dệt vải bông, đan lát. Một số nơi có nghề rèn.


Phong tục tập quán:
Ăn: Người La Chí thích ăn cơm nếp, thịt khô, sấy, thịt chua. Món da trâu sấy khô rất được ưa chuộng.
Ở: Người La Chí sống thành làng phân tán, ở nhà sàn truyền thống. Nhà đất làm bếp.
Phương tiện vận chuyển: Địu bằng giang hoặc vải gùi có dây đeo qua trán, gánh là phương tiện vận chuyển, bên cạnh đó còn dùng ngựa thồ hàng.
Hôn nhân: Người La Chí có tục trong cưới xin nhà trai phải nộp khoản "tiền công nuôi con gái".
Tín ngưỡng: Dù ở nhà sàn hay nhà đất, mỗi gia đình đều giành nơi to đẹp nhất để lập bàn thờ tổ tiên. Cúng bái. lễ nghi đối với cả bản hàng năm là lễ liên quan đến gieo trồng, thu hoạch lúa trở thành tín ngưỡng của người La Chí.
Trang phục: Nam mặc áo dài năm thân, cài khuy nách phải, quần lá tọa và cũng quấn khăn trên đầu và đeo vòng tay. Nữ mặc quần đen, áo dài đen tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng dây vải, đội khăn đen dài 3 mét, đeo vòng tai, vòng tay.
Đời sống văn hóa: Người La Chí có đời sống tinh thần cũng phong phú. Những ngày tết, lễ trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây và thường sử dụng  lá cây làm đàn môi. Trống, chiêng được dùng phổ biến trong các nghi lễ cúng bái.

Bùi Quang Thận (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét