Một bộ trang phục đơn gainr, nhưng cũng tạo
ra nét riêng biệt của nó. Và mang lại cho người mặc vẻ đẹp thuần khiết. Trang
Phục của người Tày đơn giản một sắc chàm, nét đặc sắc thể hiện ở những mẫu hoa
văn trên vải của họ.
Nhìn chung nười Tày thường mặc quần áo vải
bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường
chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc.
Loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải
trắng là loại vải để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các
dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái, mà người ta còn dùng một thuật ngữ để gọi đồ án
trang trí hoa văn như thế này là lái ăm - có nghĩa là vằn đồ đan, giống như các
vằn nổi trên đồ đan. Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để thích hợp với việc dệt
trên khung dệt.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ
vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như
không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày
có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi
tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc.
Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi
bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Tuy nhiên, do giá tơ tằm đắt nên ngày nay
người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí thấp hơn để thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm
hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và sự nhẫn nại của người phụ nữ
Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm
tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt địu, khăn trải giường và nhất
là những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc.
Bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả
trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khác. Trong các
ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí, là loại
cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông
nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày. Các dân tộc Thái, Lào, Lự ở
nước ta phát triển loại hình trang trí này rất đa dạng, phong phú.
Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một mầu
đen trên nền trắng như thế này, người Tày lại phát triển trang trí theo một hướng
khác, gài mầu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ,
ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công, có tên gọi là thổ cẩm, mang ý
nghĩa là một loại gấm của địa phương.
Thổ cẩm có loại hình vuông để may mặt địu,
có thể thức bố cục hoa văn đăng đối tuyệt đối, bao gồm những diềm và hoa văn bỏ
ô ở khu vực trung tâm trang trí. Ngoài ô quả trám đã xuất hiện các biến thể như
ô hình tám cạnh, hình vuông, hình chữ nhật, tạo cho đồ án trang trí có đường
nét cấu tạo phong phú hơn, đa dạng hơn.
Có loại thổ cẩm bố cục hình chữ nhật để
làm mặt chăn, màn che. Những tấm màn che mà vị trí là ở các nơi thờ cúng tổ
tiên, người ta thể hiện các đề tài liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, như thêm
đường diềm ở phía trên - tương ứng với cõi Trời, có hình các vị thần linh, bảo
hộ cho sự sống bình an của con người hoặc thêm đường diềm ở phía dưới - tương ứng
với cõi Đất, có hình con ngựa, con chim là những hình tượng biểu trưng cho cuộc
sống, cỏ cây, muông thú trên mặt đất như quan niệm về vũ trụ của dân gian.
Ngoài ra, còn có nhiều họa tiết khác nữa,
như các chữ Hán-theo kiểu chữ triện, hồi văn phật giáo-chữ Vạn, Hoa đào, Hoa
cúc cách điệu, hình mặt trời, ngôi sao tám cánh v.v.
Mầu sắc rực rỡ, sự phối hợp các màu nguyên
sắc có độ tương phản cao bên nhau khá mạnh bạo. Có những hòa sắc trầm, dịu, hoặc
sáng tươi, các sắc thái khác nhau cho thấy thổ cẩm Tày không gò bó trong quy thức
hòa màu hạn chế nào, cho thấy sức sáng tạo phong phú và đa dạng của nghệ nhân
nhiều thế hệ, đó cũng là những dấu ấn của sự phát triển trong trang trí dệt dân
gian của người Tày để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống ngày một đa dạng
phong phú, về các mặt văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.
Bố cục hình vuông của thổ cẩm, bố cục hình
chữ nhật của loại thổ cẩm làm mặt chăn hoặc màn che có quy định phía trên phía
dưới - là những bố cục riêng có trong trang trí dệt của người Tày, mà các dân tộc
anh em không có.
Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để thích
hợp với việc dệt trên khung dệt. Bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả trám có
các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khác. Trong các ô quả
trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí, là loại cây có
liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp ở
phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày. Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một
mầu đen trên nền trắng như thế này, người Tày lại phát triển trang trí theo một
hướng khác, gài mầu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm
mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công, có tên gọi là thổ cẩm, mang
ý nghĩa là một loại gấm của địa phương.
Trên
mặt chăn hoặc màn che mà vị trí là ở các nơi thờ cúng tổ tiên, người ta thể hiện các đề tài liên quan đến tín ngưỡng
tôn giáo, như thêm đường diềm ở phía trên - tương ứng với cõi Trời, có
hình các vị thần linh, bảo hộ cho sự sống bình an của con người hoặc thêm đường diềm ở phía dưới - tương ứng với
cõi Đất, có hình con ngựa, con chim là những hình tượng biểu trưng cho cuộc sống, cỏ cây, muông thú
trên mặt đất như quan niệm về vũ trụ của dân gian. Bố cục hình vuông của thổ cẩm,
bố cục hình chữ nhật của loại thổ cẩm làm mặt chăn hoặc màn che có quy định
phía trên phía dưới - là những bố cục riêng có trong trang trí dệt của người
Tày, mà các dân tộc anh em không có.
Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn
phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được
nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người
Kinh.
Mộng Lân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét